Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Hành vi cố tình vi phạm an toàn giao thông, côn đồ, tấn công người thi hành công vụ: Cần xử lý nghiêm (05/3/2024)

Bạo lực khi tham gia giao thông giờ đây không phải câu chuyện mới trên đường phố. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai, từ người điều khiển phương tiện cơ giới tới thô sơ, người già, người trẻ, từ xô xát nhẹ, tới những va chạm mạnh, thậm chí xảy ra án mạng. Thay vì bình tĩnh xử lý khi xảy ra va chạm thì không ít người tham gia giao thông lại thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Vụ việc xảy ra tại đường Vành đai 2, TP Hà Nội vừa qua là một tình huống như vậy. Mặc dù 2 đối tượng này đã bị cơ quan công an xử lý, nhưng vụ việc tiếp tục cho thấy hành vi cố tình vi phạm an toàn giao thông, bạo lực, côn đồ đang có chiều hướng gia tăng. Nghiêm trọng hơn, nhiều đối tượng sau khi vi phạm an toàn giao thông còn tấn công người thi hành công vụ. Mới đây nhất, đêm ngày 3/3, bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn vượt ngưỡng kịch khung, sau khi xin lực lượng làm nhiệm vụ không thành, 2 đối tượng ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã tấn công tổ công tác Cảnh sát giao thông. Thực tế vừa nêu cho thấy các đối tượng thể hiện rõ sự manh động, có tính chất côn đồ, coi thường tính mạng người khác và coi thường pháp luật, vì vậy đòi hỏi phải có các chế tài đủ mạnh nhằm răn đe các đối tượng vi phạm, bảo vệ sự thượng tôn của pháp luật. Luật sư Huỳnh Phương Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Trưởng Văn phòng luật sư Huỳnh Nam sẽ cùng thảo luận về vấn đề này.

Hành vi cố tình vi phạm an toàn giao thông, côn đồ, tấn công người thi hành công vụ: Cần xử lý nghiêm (05/3/2024)

Bạo lực khi tham gia giao thông giờ đây không phải câu chuyện mới trên đường phố. Nó có thể xảy ra với bất cứ ai, từ người điều khiển phương tiện cơ giới tới thô sơ, người già, người trẻ, từ xô xát nhẹ, tới những va chạm mạnh, thậm chí xảy ra án mạng. Thay vì bình tĩnh xử lý khi xảy ra va chạm thì không ít người tham gia giao thông lại thích dùng bạo lực để giải quyết vấn đề. Vụ việc xảy ra tại đường Vành đai 2, TP Hà Nội vừa qua là một tình huống như vậy. Mặc dù 2 đối tượng này đã bị cơ quan công an xử lý, nhưng vụ việc tiếp tục cho thấy hành vi cố tình vi phạm an toàn giao thông, bạo lực, côn đồ đang có chiều hướng gia tăng. Nghiêm trọng hơn, nhiều đối tượng sau khi vi phạm an toàn giao thông còn tấn công người thi hành công vụ. Mới đây nhất, đêm ngày 3/3, bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn vượt ngưỡng kịch khung, sau khi xin lực lượng làm nhiệm vụ không thành, 2 đối tượng ở huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh đã tấn công tổ công tác Cảnh sát giao thông. Thực tế vừa nêu cho thấy các đối tượng thể hiện rõ sự manh động, có tính chất côn đồ, coi thường tính mạng người khác và coi thường pháp luật, vì vậy đòi hỏi phải có các chế tài đủ mạnh nhằm răn đe các đối tượng vi phạm, bảo vệ sự thượng tôn của pháp luật. Luật sư Huỳnh Phương Nam, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư thành phố Hà Nội, Trưởng Văn phòng luật sư Huỳnh Nam sẽ cùng thảo luận về vấn đề này.

Những vấn đề đặt ra với kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm 2024 (29/2/2024)

Thi 3 hay 4 môn để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh, học sinh. Năm học 2024-2025 là năm học cuối cùng của học sinh theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm học 2025- 2026, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sẽ theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Trong khi học sinh và các nhà trường tại Hà Nội đều đang nóng lòng ngóng chờ quyết định của thành phố về việc có hay không có môn thi thứ 4, thì nhiều địa phương đã chốt phương án thi lớp 10, chốt số môn thi, trong đó có những điều chỉnh mới để giảm áp lực cho kỳ thi đầu cấp. Trong bối cảnh, các năm qua, nhiều địa phương tổ chức thi tuyển vào lớp 10 quá căng thẳng, mệt mỏi, biến thành một cuộc “chạy đua” gắt gao, thì bài toán làm thế nào để có một phương thức tuyển sinh phù hợp, giảm áp lực cho học sinh, giảm tốn kém cho xã hội lại được đưa ra bàn thảo. Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Khoa giáo Trung ương, Nguyên Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Giáo dục Vinschool, Nguyên Hiệu trưởng Hanoi Academy cùng bàn luận câu chuyện này.

Những vấn đề đặt ra với kỳ thi tuyển sinh vào 10 năm 2024 (29/2/2024)

Thi 3 hay 4 môn để tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh, học sinh. Năm học 2024-2025 là năm học cuối cùng của học sinh theo học Chương trình giáo dục phổ thông 2006. Từ năm học 2025- 2026, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 sẽ theo nội dung chương trình giáo dục phổ thông mới 2018. Trong khi học sinh và các nhà trường tại Hà Nội đều đang nóng lòng ngóng chờ quyết định của thành phố về việc có hay không có môn thi thứ 4, thì nhiều địa phương đã chốt phương án thi lớp 10, chốt số môn thi, trong đó có những điều chỉnh mới để giảm áp lực cho kỳ thi đầu cấp. Trong bối cảnh, các năm qua, nhiều địa phương tổ chức thi tuyển vào lớp 10 quá căng thẳng, mệt mỏi, biến thành một cuộc “chạy đua” gắt gao, thì bài toán làm thế nào để có một phương thức tuyển sinh phù hợp, giảm áp lực cho học sinh, giảm tốn kém cho xã hội lại được đưa ra bàn thảo. Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Khoa giáo Trung ương, Nguyên Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Giáo dục Vinschool, Nguyên Hiệu trưởng Hanoi Academy cùng bàn luận câu chuyện này.