Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ma tuý ngụy trang, xâm nhập học đường: Làm thế nào để nhận diện? (4/12/2023)

Nghi vấn kẹo bày bán trước cổng trường học có chứa ma túy, khiến học sinh ngộ độc khi ăn phải đã làm nóng mạng xã hội trong tuần qua. Mặc dù công an 2 địa phương là Hà Nội và Lạng Sơn đã khẳng định, những mẫu kẹo này không chứa chất ma tuý nhưng câu chuyện vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng bởi ma túy thế hệ mới, đa dạng hình thức, mẫu mã, màu sắc, đã và đang “tấn công” giới trẻ với nhiều cách thức tinh vi. Bộ Công an cũng cảnh báo, bên cạnh phương thức, thủ đoạn truyền thống, các đối tượng tội phạm còn chế biến và sản xuất những loại ma túy mới chưa có trong danh mục cấm. Với nhiều kiểu ngụy trang, núp bóng thực phẩm chức năng, bánh kẹo, đồ uống; bằng vỏ bọc nhiều màu sắc và nhìn rất vô hại, những loại ma túy mới với nhiều tên gọi, như: “nước dâu”, “nước vui”, cà phê trắng... âm thầm len lỏi, tấn công giới trẻ. Vậy cách nào để nhận diện ma túy mới ẩn mình dưới vỏ bọc thực phẩm, bánh kẹo? Giải pháp nào để ngăn ngừa loại hình tội phạm tinh vi này?Thượng tá Bùi Đức Thiêm, nguyên phó trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, cùng bàn luận về nội dung này.

Ma tuý ngụy trang, xâm nhập học đường: Làm thế nào để nhận diện? (4/12/2023)

Nghi vấn kẹo bày bán trước cổng trường học có chứa ma túy, khiến học sinh ngộ độc khi ăn phải đã làm nóng mạng xã hội trong tuần qua. Mặc dù công an 2 địa phương là Hà Nội và Lạng Sơn đã khẳng định, những mẫu kẹo này không chứa chất ma tuý nhưng câu chuyện vẫn khiến nhiều phụ huynh lo lắng bởi ma túy thế hệ mới, đa dạng hình thức, mẫu mã, màu sắc, đã và đang “tấn công” giới trẻ với nhiều cách thức tinh vi. Bộ Công an cũng cảnh báo, bên cạnh phương thức, thủ đoạn truyền thống, các đối tượng tội phạm còn chế biến và sản xuất những loại ma túy mới chưa có trong danh mục cấm. Với nhiều kiểu ngụy trang, núp bóng thực phẩm chức năng, bánh kẹo, đồ uống; bằng vỏ bọc nhiều màu sắc và nhìn rất vô hại, những loại ma túy mới với nhiều tên gọi, như: “nước dâu”, “nước vui”, cà phê trắng... âm thầm len lỏi, tấn công giới trẻ. Vậy cách nào để nhận diện ma túy mới ẩn mình dưới vỏ bọc thực phẩm, bánh kẹo? Giải pháp nào để ngăn ngừa loại hình tội phạm tinh vi này?Thượng tá Bùi Đức Thiêm, nguyên phó trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an, cùng bàn luận về nội dung này.

Cảnh báo tình trạng lây nhiễm HIV ngày càng trẻ hoá (29/11/2023)

Dù đạt nhiều thành tựu được thế giới ghi nhận trong phòng ngừa, tiến tới đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS. Tuy nhiên, công tác phòng chống HIV/AIDS vẫn còn đó những khó khăn, thách thức, là rào cản trên con đường hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh này vào năm 2030. Thực tế, tính đến thời điểm này, cả nước có gần 250 nghìn người nhiễm HIV. Trong số 10.219 ca mắc mới HIV, có hơn 60% được phát hiện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh. Cũng theo thống kê của Cục Phòng chống HIV/AIDS, từ năm 2020 đến nay, lứa tuổi 16-29 tuổi chiếm gần 50% trong số các ca nhiễm HIV mới được ghi nhận đã cho thấy tình trạng ngày càng trẻ hóa của nhóm bệnh nhân mắc bệnh. Với chủ đề: “Cộng đồng sáng tạo – Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”, chúng ta cần phát huy vài trò của cộng đồng – cánh tay nối dài trong phòng chống HIV/AIDS ra sao nhằm tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS năm 2030? Ngành y tế cần đưa ra những cảnh báo gì khi tình trạng lây nhiễm căn bệnh này ngày càng trẻ hóa? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Ths BS Cao Kim Thoa, Phó trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Cảnh báo tình trạng lây nhiễm HIV ngày càng trẻ hoá (29/11/2023)

Dù đạt nhiều thành tựu được thế giới ghi nhận trong phòng ngừa, tiến tới đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS. Tuy nhiên, công tác phòng chống HIV/AIDS vẫn còn đó những khó khăn, thách thức, là rào cản trên con đường hướng tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh này vào năm 2030. Thực tế, tính đến thời điểm này, cả nước có gần 250 nghìn người nhiễm HIV. Trong số 10.219 ca mắc mới HIV, có hơn 60% được phát hiện tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và TP Hồ Chí Minh. Cũng theo thống kê của Cục Phòng chống HIV/AIDS, từ năm 2020 đến nay, lứa tuổi 16-29 tuổi chiếm gần 50% trong số các ca nhiễm HIV mới được ghi nhận đã cho thấy tình trạng ngày càng trẻ hóa của nhóm bệnh nhân mắc bệnh. Với chủ đề: “Cộng đồng sáng tạo – Quyết tâm chấm dứt dịch bệnh AIDS vào năm 2030”, chúng ta cần phát huy vài trò của cộng đồng – cánh tay nối dài trong phòng chống HIV/AIDS ra sao nhằm tiến tới mục tiêu chấm dứt bệnh AIDS năm 2030? Ngành y tế cần đưa ra những cảnh báo gì khi tình trạng lây nhiễm căn bệnh này ngày càng trẻ hóa? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Ths BS Cao Kim Thoa, Phó trưởng phòng Dự phòng lây nhiễm HIV, Cục Phòng chống HIV/AIDS, Bộ Y tế.

Khi giáo dục là quốc sách hàng đầu: Làm sao để giáo viên sống được bằng nghề (20/11/2023)

Hôm nay 20/11, tròn 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thày cô, để toàn XH ghi nhận công lao, tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, cũng như chia sẻ niềm vui, tri ân những người đã đã đóng góp công sức, tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả góp phần XD đất nước. Dẫu còn khó khăn, nhưng nghề giáo luôn là nghề cao quý, chính vì vậy mà đa số giáo viên gắn bó với nghề, tìm thấy được giá trị của nghề, trách nhiệm đóng góp cho sự nghiệp trồng người của đất nước. Những năm qua, để thầy cô yên tâm công tác Đảng, nhà nước có nhiều chính sách nâng cao đời sống giáo viên, trong đó Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo cũng nêu rõ: Tiến tới phấn đấu ngành GD giáo viên phải có mức lương cao nhất trong bảng lương của các viên chức trong khối sự nghiệp công lập. Từ tháng 7 vừa qua, mức lương cơ sở mới được áp dụng, theo đó chính sách tiền lương giáo viên cũng có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi đó có đồng nghĩa với việc giúp “giáo viên sống được bằng lương” hay không thì vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Khoa giáo Trung ương, Nguyên Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Giáo dục Vinschool, Nguyên Hiệu trưởng Hanoi Academy.

Khi giáo dục là quốc sách hàng đầu: Làm sao để giáo viên sống được bằng nghề (20/11/2023)

Hôm nay 20/11, tròn 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thày cô, để toàn XH ghi nhận công lao, tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển của đất nước, cũng như chia sẻ niềm vui, tri ân những người đã đã đóng góp công sức, tâm huyết cho sự nghiệp trồng người cao cả góp phần XD đất nước. Dẫu còn khó khăn, nhưng nghề giáo luôn là nghề cao quý, chính vì vậy mà đa số giáo viên gắn bó với nghề, tìm thấy được giá trị của nghề, trách nhiệm đóng góp cho sự nghiệp trồng người của đất nước. Những năm qua, để thầy cô yên tâm công tác Đảng, nhà nước có nhiều chính sách nâng cao đời sống giáo viên, trong đó Nghị quyết 29 của BCH TW Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo cũng nêu rõ: Tiến tới phấn đấu ngành GD giáo viên phải có mức lương cao nhất trong bảng lương của các viên chức trong khối sự nghiệp công lập. Từ tháng 7 vừa qua, mức lương cơ sở mới được áp dụng, theo đó chính sách tiền lương giáo viên cũng có những thay đổi đáng kể. Những thay đổi đó có đồng nghĩa với việc giúp “giáo viên sống được bằng lương” hay không thì vẫn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục – Ban Khoa giáo Trung ương, Nguyên Tổng Hiệu trưởng Hệ thống Giáo dục Vinschool, Nguyên Hiệu trưởng Hanoi Academy.