Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Khi nghệ sỹ mạo hiểm “làm xiếc” với sự nghiệp và luật pháp (23/10/2023)

Thông tin người mẫu, diễn viên Ngọc Trinh bị bắt tạm giam 3 tháng vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Cô bị khởi tố tội “gây rối trật tự công cộng”, vì lái mô-tô phân khối lớn mà không có giấy phép, còn nằm, quỳ trên xe mà không mặc đồ bảo hộ. Dù bị xử phạt hành chính 17 triệu đồng, Ngọc Trinh vẫn giữ nguyên các video ghi lại hình ảnh này trên mạng xã hội, như một sự thách thức pháp luật. Công chúng cũng phản ứng mạnh mẽ trước đoạn video quảng cáo cho một hãng xe máy điện của 2 diễn viên xiếc Quốc Cơ - Quốc Nghiệp khi lái xe không đội mũ bảo hiểm và biểu diễn chồng đầu khi chạy xe. Dù có dây bảo hiểm và ê-kíp chuyên nghiệp hỗ trợ, nhưng clip hoàn chỉnh đã dùng kỹ xảo xóa dụng cụ bảo hộ. Theo Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia và các luật sư, điều này tác động tiêu cực đến ý thức chấp hành Luật giao thông, nhất là với những người trẻ. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện làm dậy sóng công luận này, chúng tôi có cuộc trao đổi với chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long và nhà văn Trang Hạ, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị sáng tạo, tiếp thị nội dung và xử lý khủng hoảng.

Khi nghệ sỹ mạo hiểm “làm xiếc” với sự nghiệp và luật pháp (23/10/2023)

Thông tin người mẫu, diễn viên Ngọc Trinh bị bắt tạm giam 3 tháng vẫn đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Cô bị khởi tố tội “gây rối trật tự công cộng”, vì lái mô-tô phân khối lớn mà không có giấy phép, còn nằm, quỳ trên xe mà không mặc đồ bảo hộ. Dù bị xử phạt hành chính 17 triệu đồng, Ngọc Trinh vẫn giữ nguyên các video ghi lại hình ảnh này trên mạng xã hội, như một sự thách thức pháp luật. Công chúng cũng phản ứng mạnh mẽ trước đoạn video quảng cáo cho một hãng xe máy điện của 2 diễn viên xiếc Quốc Cơ - Quốc Nghiệp khi lái xe không đội mũ bảo hiểm và biểu diễn chồng đầu khi chạy xe. Dù có dây bảo hiểm và ê-kíp chuyên nghiệp hỗ trợ, nhưng clip hoàn chỉnh đã dùng kỹ xảo xóa dụng cụ bảo hộ. Theo Uỷ ban An toàn Giao thông quốc gia và các luật sư, điều này tác động tiêu cực đến ý thức chấp hành Luật giao thông, nhất là với những người trẻ. Để có thêm góc nhìn về câu chuyện làm dậy sóng công luận này, chúng tôi có cuộc trao đổi với chuyên gia truyền thông Nguyễn Ngọc Long và nhà văn Trang Hạ, người có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tiếp thị sáng tạo, tiếp thị nội dung và xử lý khủng hoảng.

Liên tiếp xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng: Cần nhìn nhận trách nhiệm ra sao?

Liên tiếp thời gian qua, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã gây chết và thương vong nhiều người. Đáng nói, nguyên nhân của những tai nạn giao thông này vẫn từ những vi phạm quen thuộc như quá tốc độ, lấn làn, có trường hợp lái xe bị tước bằng lái vẫn điều khiển phương tiện… Theo số liệu của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng đầu năm nay, toàn quốc xảy ra 8.335 vụ tai nạn giao thông, số vụ giảm, số người chết giảm so với cùng kỳ nhưng số người bị thương tăng, đặc biệt tai nạn giao thông liên quan tới xe kinh doanh vận tải gây nhiều quan ngại. Sau những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, việc xác định nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể thường được xem xét. Nhưng câu chuyện đáng bàn hơn là làm thế nào để những tai nạn giao thông xảy ra ít nhất, giảm thiểu ít nhất thiệt hại gây ra cho nạn nhân và gia đình họ. Biện pháp nào triệt để hơn nhằm ràng buộc trách nhiệm thường trực hơn của các chủ thể đối với vấn đề giữ gìn trật tự, an toàn giao thông? Ông Trần Hữu Minh - Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia và Luật sư Nguyễn Thế Truyền - Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh, đoàn luật sư thành phố Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.

Liên tiếp xảy ra các vụ TNGT nghiêm trọng: Cần nhìn nhận trách nhiệm ra sao?

Liên tiếp thời gian qua, nhiều vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã gây chết và thương vong nhiều người. Đáng nói, nguyên nhân của những tai nạn giao thông này vẫn từ những vi phạm quen thuộc như quá tốc độ, lấn làn, có trường hợp lái xe bị tước bằng lái vẫn điều khiển phương tiện… Theo số liệu của Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, trong 9 tháng đầu năm nay, toàn quốc xảy ra 8.335 vụ tai nạn giao thông, số vụ giảm, số người chết giảm so với cùng kỳ nhưng số người bị thương tăng, đặc biệt tai nạn giao thông liên quan tới xe kinh doanh vận tải gây nhiều quan ngại. Sau những vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra, việc xác định nguyên nhân và trách nhiệm cụ thể thường được xem xét. Nhưng câu chuyện đáng bàn hơn là làm thế nào để những tai nạn giao thông xảy ra ít nhất, giảm thiểu ít nhất thiệt hại gây ra cho nạn nhân và gia đình họ. Biện pháp nào triệt để hơn nhằm ràng buộc trách nhiệm thường trực hơn của các chủ thể đối với vấn đề giữ gìn trật tự, an toàn giao thông? Ông Trần Hữu Minh - Chánh văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia và Luật sư Nguyễn Thế Truyền - Giám đốc Công ty Luật Thiên Thanh, đoàn luật sư thành phố Hà Nội cùng bàn luận câu chuyện này.