Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Từ hiệu ứng truyền thông quốc tế đến thương hiệu du lịch ẩm thực bền vững (20/9/2023)

Những ngày qua, sự việc 141 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng tại Hội An là chủ đề thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Đáng nói, gần 1/3 trong số đó là du khách nước ngoài với nhiều quốc tịch khác nhau. Dù chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây ngộ độc, nhưng tổn thất mà sự việc gây ra là không thể đong đếm. Một thương hiệu ẩm thực có tuổi đời hơn 30 năm nổi tiếng tầm cỡ toàn cầu bị đóng cửa chờ kiểm tra, một hệ sinh thái kinh doanh du lịch ẩm thực tại phố cổ Hội An bị ảnh hưởng và hơn cả, hình ảnh ẩm thực đường phố Việt Nam bỗng chốc bị đặt một dấu hỏi lớn! Vấn đề đặt ra là du lịch ẩm thực Việt Nam lâu nay đã thực sự nhận được sự quan tâm đúng mực trong tổng thể chiến lược phát triển du lịch bền vững hay chưa? Làm thế nào đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong du lịch ẩm thực, từ đó phát huy đặc sắc ẩm thực vùng miền như một thế mạnh của du lịch Việt? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Quý Phương - Trưởng Phòng Quản lý Xúc tiến du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.

Từ hiệu ứng truyền thông quốc tế đến thương hiệu du lịch ẩm thực bền vững (20/9/2023)

Những ngày qua, sự việc 141 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì Phượng tại Hội An là chủ đề thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận. Đáng nói, gần 1/3 trong số đó là du khách nước ngoài với nhiều quốc tịch khác nhau. Dù chưa có kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây ngộ độc, nhưng tổn thất mà sự việc gây ra là không thể đong đếm. Một thương hiệu ẩm thực có tuổi đời hơn 30 năm nổi tiếng tầm cỡ toàn cầu bị đóng cửa chờ kiểm tra, một hệ sinh thái kinh doanh du lịch ẩm thực tại phố cổ Hội An bị ảnh hưởng và hơn cả, hình ảnh ẩm thực đường phố Việt Nam bỗng chốc bị đặt một dấu hỏi lớn! Vấn đề đặt ra là du lịch ẩm thực Việt Nam lâu nay đã thực sự nhận được sự quan tâm đúng mực trong tổng thể chiến lược phát triển du lịch bền vững hay chưa? Làm thế nào đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm trong du lịch ẩm thực, từ đó phát huy đặc sắc ẩm thực vùng miền như một thế mạnh của du lịch Việt? Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Quý Phương - Trưởng Phòng Quản lý Xúc tiến du lịch, Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.