Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Kiểm soát khí thải xe máy: Cần thiết nhưng phải nghiên cứu kỹ (25/7/2023)

Bộ Giao thông vận tải vừa gửi Dự thảo Luật Đường bộ để xin ý kiến các bộ ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan. Trong đó nội dung nhận được nhiều ý kiến bàn luận là đề xuất "Xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo lộ trình thực hiện và mức tiêu chuẩn khí thải do Thủ tướng Chính phủ quy định ". Theo lý giải của Bộ GTVT, báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 chỉ ra rằng phát thải khí thải từ xe cơ giới được nhận định là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, xe mô tô, xe gắn máy là nguồn phát thải chất ô nhiễm lớn nhất. Trong khi đó, luật Đường bộ năm 2008 vẫn chưa có quy định về kiểm soát khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy.- Nếu nhìn vào thực tế ô nhiễm không khí, nhất là tại các đô thị lớn hiện nay thì kiểm soát khí thải xe cơ giới, đặc biệt là xe gắn máy là rất cần thiết. Vấn đề còn lại là công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt cần thực hiện ra sao? Đặc biệt là phải có quy chuẩn cụ thể và giải pháp xử lý phù hợp cho từng loại phương tiện như xe cũ nát, xe hết niên hạn, thậm chí xe mới vận hành. PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường; Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường cùng bàn luận về câu chuyện này.

Kiểm soát khí thải xe máy: Cần thiết nhưng phải nghiên cứu kỹ (25/7/2023)

Bộ Giao thông vận tải vừa gửi Dự thảo Luật Đường bộ để xin ý kiến các bộ ngành, địa phương và các cơ quan có liên quan. Trong đó nội dung nhận được nhiều ý kiến bàn luận là đề xuất "Xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông phải được kiểm tra định kỳ về phát thải khí thải theo lộ trình thực hiện và mức tiêu chuẩn khí thải do Thủ tướng Chính phủ quy định ". Theo lý giải của Bộ GTVT, báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 chỉ ra rằng phát thải khí thải từ xe cơ giới được nhận định là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Trong đó, xe mô tô, xe gắn máy là nguồn phát thải chất ô nhiễm lớn nhất. Trong khi đó, luật Đường bộ năm 2008 vẫn chưa có quy định về kiểm soát khí thải đối với xe mô tô, xe gắn máy.- Nếu nhìn vào thực tế ô nhiễm không khí, nhất là tại các đô thị lớn hiện nay thì kiểm soát khí thải xe cơ giới, đặc biệt là xe gắn máy là rất cần thiết. Vấn đề còn lại là công tác kiểm tra, giám sát, xử phạt cần thực hiện ra sao? Đặc biệt là phải có quy chuẩn cụ thể và giải pháp xử lý phù hợp cho từng loại phương tiện như xe cũ nát, xe hết niên hạn, thậm chí xe mới vận hành. PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường; Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường cùng bàn luận về câu chuyện này.

Nâng cao cách tiếp cận và hiệu quả sử dụng điện thoại, internet cho trẻ em (20/7/2023)

Theo kết quả đánh giá của Google, tính đến hết năm 2022 độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi trong khi tỉ lệ này với trẻ em trên thế giới là 13 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của trẻ em khi dùng điện thoại trên không gian mạng là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè người thân. 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi. Thực tế đó cho thấy, không gian mạng đang có ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với sự phát triển của trẻ em. Cần nhìn nhận rằng việc sử dụng điện thoại hay các ứng dụng trên Internet mang đến khá nhiều lợi ích cho trẻ em khi được tiếp cận và học tập các kiến thức một cách trực quan, sinh động và dễ hiểu. Tuy vậy theo các chuyên gia, nhiều trẻ em Việt Nam đang được tiếp cận với điện thoại, internet quá sớm. Điều này dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng về an toàn mạng là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro. Do đó cần có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet hợp lý. Tiến sỹ Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công cùng bàn luận câu chuyện này.

Nâng cao cách tiếp cận và hiệu quả sử dụng điện thoại, internet cho trẻ em (20/7/2023)

Theo kết quả đánh giá của Google, tính đến hết năm 2022 độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi trong khi tỉ lệ này với trẻ em trên thế giới là 13 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của trẻ em khi dùng điện thoại trên không gian mạng là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè người thân. 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi. Thực tế đó cho thấy, không gian mạng đang có ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với sự phát triển của trẻ em. Cần nhìn nhận rằng việc sử dụng điện thoại hay các ứng dụng trên Internet mang đến khá nhiều lợi ích cho trẻ em khi được tiếp cận và học tập các kiến thức một cách trực quan, sinh động và dễ hiểu. Tuy vậy theo các chuyên gia, nhiều trẻ em Việt Nam đang được tiếp cận với điện thoại, internet quá sớm. Điều này dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng về an toàn mạng là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro. Do đó cần có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet hợp lý. Tiến sỹ Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công cùng bàn luận câu chuyện này.

Đề xuất phương án "nóng" cho trường đại học được mở hệ THPT để giảm áp lực thi lớp 10 tại các đô thị lớn (14/7/2023)

Mùa tuyển sinh vào lớp 10 THPT 2023, hình ảnh phụ huynh Hà Nội thức xuyên đêm chen lấn xô đẩy trước cổng một số trường THPT tư thục và công lập tự chủ để có được một suất học cho con em thực sự thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Tình huống xảy ra khi Hà Nội công bố điểm chuẩn và 33.000 thí sinh không đỗ vào trường THPT công lập. Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện lần đầu tiên diễn ra ở Thủ đô và cũng không ai dám chắc là trong những năm tiếp theo có chấm dứt được hay không. Với phụ huynh và học sinh, ở đó có những áp lực, còn đứng về góc độ quản lý phải nhìn lại câu chuyện phân luồng học sinh, tình trạng thiếu trường, thiếu lớp. Phụ huynh học sinh không thể chờ thành phố xây thêm trường mới cho con đi học. Điều họ cần là một giải pháp “nóng”, có tính khả thi cao, ít nhất áp dụng được trong 9 tháng tới, trước mùa tuyển sinh năm học 2024-2025. Mới đây, một kỹ sư xây dựng tại Hà Nội đưa ra đề xuất về phiên chế cấp 3 trong các trường đại học nội đô. Đề xuất này ngay lập tức nhận được những ý kiến trái chiều. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc – Hệ thống giáo dục Học mãi.

Đề xuất phương án "nóng" cho trường đại học được mở hệ THPT để giảm áp lực thi lớp 10 tại các đô thị lớn (14/7/2023)

Mùa tuyển sinh vào lớp 10 THPT 2023, hình ảnh phụ huynh Hà Nội thức xuyên đêm chen lấn xô đẩy trước cổng một số trường THPT tư thục và công lập tự chủ để có được một suất học cho con em thực sự thành nỗi ám ảnh với nhiều người. Tình huống xảy ra khi Hà Nội công bố điểm chuẩn và 33.000 thí sinh không đỗ vào trường THPT công lập. Tuy nhiên, đây không phải là câu chuyện lần đầu tiên diễn ra ở Thủ đô và cũng không ai dám chắc là trong những năm tiếp theo có chấm dứt được hay không. Với phụ huynh và học sinh, ở đó có những áp lực, còn đứng về góc độ quản lý phải nhìn lại câu chuyện phân luồng học sinh, tình trạng thiếu trường, thiếu lớp. Phụ huynh học sinh không thể chờ thành phố xây thêm trường mới cho con đi học. Điều họ cần là một giải pháp “nóng”, có tính khả thi cao, ít nhất áp dụng được trong 9 tháng tới, trước mùa tuyển sinh năm học 2024-2025. Mới đây, một kỹ sư xây dựng tại Hà Nội đưa ra đề xuất về phiên chế cấp 3 trong các trường đại học nội đô. Đề xuất này ngay lập tức nhận được những ý kiến trái chiều. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là chuyên gia giáo dục Vũ Khắc Ngọc – Hệ thống giáo dục Học mãi.

Bạo loạn tại Pháp: Bài học nhìn từ việc mạng xã hội bị lợi dụng để kích động, gây bất ổn xã hội (06/7/2023)

Nước Pháp vừa trải qua một tuần bất ổn nghiêm trọng vì bạo loạn, với hàng ngàn người đã bị bắt giữ, ước tính con số thiệt hại đã lên tới hơn 1 tỷ euro. Vụ việc cảnh sát bắn chết một thiếu niên 17 tuổi, gốc Phi đã thổi bùng những mâu thuẫn xã hội gay gắt vẫn âm ỉ trong lòng nước Pháp, dẫn tới các cuộc bạo loạn. Nguy hiểm hơn, làn sóng bạo lực lại được tiếp sức bởi sự lan truyền chóng mặt các thông tin kích động, gây chia rẽ trên các mạng xã hội. Đến thời điểm này, mặc dù Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin tuyên bố các đường phố của nước Pháp đã dần yên tĩnh trở lại, song giới quan sát cho rằng, ngay cả khi trật tự được khôi phục hoàn toàn thì tình trạng bất ổn xã hội vẫn không dễ được giải quyết. Thực tế bạo loạn tại Pháp đặt ra bài học gì cho các quốc gia khác, nhất là trong việc không để mạng xã hội bị lợi dụng nhằm kích động bạo lực? Dòng chảy sự kiện hôm nay sẽ cùng bàn nội dung này với vị khách mời là chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Vũ Đoàn Kết, thuộc Học viện Ngoại giao.

Bạo loạn tại Pháp: Bài học nhìn từ việc mạng xã hội bị lợi dụng để kích động, gây bất ổn xã hội (06/7/2023)

Nước Pháp vừa trải qua một tuần bất ổn nghiêm trọng vì bạo loạn, với hàng ngàn người đã bị bắt giữ, ước tính con số thiệt hại đã lên tới hơn 1 tỷ euro. Vụ việc cảnh sát bắn chết một thiếu niên 17 tuổi, gốc Phi đã thổi bùng những mâu thuẫn xã hội gay gắt vẫn âm ỉ trong lòng nước Pháp, dẫn tới các cuộc bạo loạn. Nguy hiểm hơn, làn sóng bạo lực lại được tiếp sức bởi sự lan truyền chóng mặt các thông tin kích động, gây chia rẽ trên các mạng xã hội. Đến thời điểm này, mặc dù Bộ trưởng Nội vụ Pháp Gerald Darmanin tuyên bố các đường phố của nước Pháp đã dần yên tĩnh trở lại, song giới quan sát cho rằng, ngay cả khi trật tự được khôi phục hoàn toàn thì tình trạng bất ổn xã hội vẫn không dễ được giải quyết. Thực tế bạo loạn tại Pháp đặt ra bài học gì cho các quốc gia khác, nhất là trong việc không để mạng xã hội bị lợi dụng nhằm kích động bạo lực? Dòng chảy sự kiện hôm nay sẽ cùng bàn nội dung này với vị khách mời là chuyên gia phân tích các vấn đề quốc tế Vũ Đoàn Kết, thuộc Học viện Ngoại giao.