Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Cải thiện chế độ đãi ngộ vận động viên thành tích cao thế nào, sau câu chuyện nhà vô địch SEA Games Nguyễn Thị Oanh nhận lương 7 triệu đồng một tháng? (12/5/2023)

Trong số các vận động viên Việt Nam thi đấu tại SEA Games 32, Nguyễn Thị Oanh đang nổi lên với 3 tấm huy chương vàng môn điền kinh và thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận vì nghị lực thi đấu phi thường, chinh phục thành công 2 nội dung chạy 1500 mét và 3.000 mét vượt chướng ngại vật, chỉ trong vòng 20 phút. Sau kỳ tích được xem như chưa từng có trong lịch sử thể thao này, Nguyễn Thị Oanh đã nhận thưởng nóng số tiền gần 2 tỷ đồng, tính cả hiện vật quy đổi. Vậy nhưng, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết được mức lương hiện tại của Oanh chỉ vào khoảng 7 triệu đồng một tháng. Cô phải bán hàng online cùng bạn mới đủ trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. Câu chuyện tiền lương của vận động viên Nguyễn Thị Oanh một lần nữa đặt ra vấn đề đãi ngộ thế nào cho thỏa đảng với các vận động viên thành tích cao, để họ yên tâm luyện tập và thi đấu? Vì sao vẫn còn tình trạng chế độ vận động viên nhận được, khác xa so với quy định? Phải làm gì để xã hội hóa thể thao, đặc biệt là thể thao thành tích cao hiệu quả hơn nữa?

Cải thiện chế độ đãi ngộ vận động viên thành tích cao thế nào, sau câu chuyện nhà vô địch SEA Games Nguyễn Thị Oanh nhận lương 7 triệu đồng một tháng? (12/5/2023)

Trong số các vận động viên Việt Nam thi đấu tại SEA Games 32, Nguyễn Thị Oanh đang nổi lên với 3 tấm huy chương vàng môn điền kinh và thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận vì nghị lực thi đấu phi thường, chinh phục thành công 2 nội dung chạy 1500 mét và 3.000 mét vượt chướng ngại vật, chỉ trong vòng 20 phút. Sau kỳ tích được xem như chưa từng có trong lịch sử thể thao này, Nguyễn Thị Oanh đã nhận thưởng nóng số tiền gần 2 tỷ đồng, tính cả hiện vật quy đổi. Vậy nhưng, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi biết được mức lương hiện tại của Oanh chỉ vào khoảng 7 triệu đồng một tháng. Cô phải bán hàng online cùng bạn mới đủ trang trải cuộc sống cho bản thân và gia đình. Câu chuyện tiền lương của vận động viên Nguyễn Thị Oanh một lần nữa đặt ra vấn đề đãi ngộ thế nào cho thỏa đảng với các vận động viên thành tích cao, để họ yên tâm luyện tập và thi đấu? Vì sao vẫn còn tình trạng chế độ vận động viên nhận được, khác xa so với quy định? Phải làm gì để xã hội hóa thể thao, đặc biệt là thể thao thành tích cao hiệu quả hơn nữa?

Xu hướng việc làm bước ra khỏi “vùng an toàn” – Những điều cần lưu ý trong bối cảnh mới (3/5/2023)

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu và nguồn cung lao động đang thay đổi mạnh mẽ, liên tục. Nếu như trước kia việc trở thành lao động hợp đồng dài hạn hay lao động diện biên chế tại một đơn vị, cơ quan Nhà nước là mong muốn của hầu hết những người trong độ tuổi lao động – nhiều người coi đó là “vùng an toàn”, thì ngày nay, làm việc tự do hay chuyển đổi môi trường làm việc liên tục đang trở thành xu hướng. Thay vì gắn bó lâu dài ở một vị trí làm việc cố định hay cống hiến toàn thời gian cho một công ty, rất nhiều lao động, đặc biệt giới trẻ đang lựa chọn các công việc ngắn hạn, chủ động về mặt không gian, thời gian, đáp ứng thu nhập…Chuyên gia lao động việc làm nhìn nhận thực tế này và nhận định những mặt tích cực, cùng những điều cần lưu ý khi lựa chọn rời khỏi “vùng việc làm an toàn”, đặc biệt trong bối cảnh mới. Ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc Vận hành Toàn quốc, Dịch vụ Khoán việc và Cho thuê lại lao động, Tập đoàn tìm kiếm, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực đa quốc gia Manpower. Ông Nguyễn Xuân Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh – địa phương có xu hướng việc làm thay đổi rõ nét nhất hiện nay bàn luận câu chuyện này.

Xu hướng việc làm bước ra khỏi “vùng an toàn” – Những điều cần lưu ý trong bối cảnh mới (3/5/2023)

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu và nguồn cung lao động đang thay đổi mạnh mẽ, liên tục. Nếu như trước kia việc trở thành lao động hợp đồng dài hạn hay lao động diện biên chế tại một đơn vị, cơ quan Nhà nước là mong muốn của hầu hết những người trong độ tuổi lao động – nhiều người coi đó là “vùng an toàn”, thì ngày nay, làm việc tự do hay chuyển đổi môi trường làm việc liên tục đang trở thành xu hướng. Thay vì gắn bó lâu dài ở một vị trí làm việc cố định hay cống hiến toàn thời gian cho một công ty, rất nhiều lao động, đặc biệt giới trẻ đang lựa chọn các công việc ngắn hạn, chủ động về mặt không gian, thời gian, đáp ứng thu nhập…Chuyên gia lao động việc làm nhìn nhận thực tế này và nhận định những mặt tích cực, cùng những điều cần lưu ý khi lựa chọn rời khỏi “vùng việc làm an toàn”, đặc biệt trong bối cảnh mới. Ông Nguyễn Xuân Sơn – Giám đốc Vận hành Toàn quốc, Dịch vụ Khoán việc và Cho thuê lại lao động, Tập đoàn tìm kiếm, đào tạo và cung ứng nguồn nhân lực đa quốc gia Manpower. Ông Nguyễn Xuân Sơn, Thành phố Hồ Chí Minh – địa phương có xu hướng việc làm thay đổi rõ nét nhất hiện nay bàn luận câu chuyện này.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (28/4/2023)

Những ngày này, đồng bào cả nước hướng về Đền Hùng, trên vùng đất cổ Phong Châu, để tướng nhớ các Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc với niềm thành kính và tự hào. Tưởng nhớ các Vua Hùng là biểu hiện cao nhất của lòng biết ơn và từ đó phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc. Nếu coi tín ngưỡng là nét văn hoá truyền thống của dân tộc thì tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nét văn hoá độc đáo, thể hiện sâu đậm nhất quan niệm sống, cách đối nhân xử thế của con người Việt Nam. Tính độc đáo tiêu biểu trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO vinh danh nằm ở chính tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Việc coi quốc gia – dân tộc như một “gia đình lớn”, lấy khuôn phép ứng xử gia đình, gia tộc để tạo thành khuôn khổ ứng xử của xã hội giúp thông nhất một hệ ý thức Việt Nam là điều không phải quốc gia nào cũng có. Vậy làm thế nào để bảo tồn và phát huy nét đẹp này cho muôn đời sau, khi mà cuộc sống với nhiều thách thức về vật chất, đôi khi vẫn làm lu mơ đi những giá trị nhân văn cao cả. Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, nhà nghiên cứu văn hoá, PGS TS Đinh Hồng Hải – Khoa Nhân học, Trường ĐH KHXH và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận nội dung này.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (28/4/2023)

Những ngày này, đồng bào cả nước hướng về Đền Hùng, trên vùng đất cổ Phong Châu, để tướng nhớ các Vua Hùng, cội nguồn của dân tộc với niềm thành kính và tự hào. Tưởng nhớ các Vua Hùng là biểu hiện cao nhất của lòng biết ơn và từ đó phát huy truyền thống đoàn kết của dân tộc. Nếu coi tín ngưỡng là nét văn hoá truyền thống của dân tộc thì tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là nét văn hoá độc đáo, thể hiện sâu đậm nhất quan niệm sống, cách đối nhân xử thế của con người Việt Nam. Tính độc đáo tiêu biểu trong “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” được UNESCO vinh danh nằm ở chính tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Việc coi quốc gia – dân tộc như một “gia đình lớn”, lấy khuôn phép ứng xử gia đình, gia tộc để tạo thành khuôn khổ ứng xử của xã hội giúp thông nhất một hệ ý thức Việt Nam là điều không phải quốc gia nào cũng có. Vậy làm thế nào để bảo tồn và phát huy nét đẹp này cho muôn đời sau, khi mà cuộc sống với nhiều thách thức về vật chất, đôi khi vẫn làm lu mơ đi những giá trị nhân văn cao cả. Nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương, nhà nghiên cứu văn hoá, PGS TS Đinh Hồng Hải – Khoa Nhân học, Trường ĐH KHXH và Nhân văn, ĐH Quốc gia Hà Nội cùng bàn luận nội dung này.