Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Giá sách giáo khoa mới tăng gấp 2-3 lần: Cần kiểm soát cách nào (15/6/2023)

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa công bố giá SGK mới của lớp 4, lớp 8 và lớp 11 ở hai bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo. Công ty cổ phần đầu tư và xuất bản giáo dục Việt Nam (VEPIC) cũng đã có giá bộ Cánh diều. Đây là 3 bộ sách được Bộ GD-ĐT phê duyệt sau khi thẩm định, làm cơ sở để các trường học lựa chọn, giảng dạy từ năm học 2023-2024. Mỗi bộ SGK lớp 4, 8, 11 chương trình phổ thông mới áp dụng từ năm học 2023-2024 có giá 250.000 đến 390.000 đồng, cao hơn 2-3 lần so với bộ đang sử dụng. Câu chuyện giá SGK tăng cao là tâm điểm của dư luận suốt từ khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, không chỉ ở mỗi gia đình, mà còn làm “nóng” cả nghị trường Quốc hội. Hàng loạt các câu hỏi được các đại biểu QH nêu ra – chất vấn các vị trưởng ngành Tài chính và Giáo dục – đào tạo như: tại sao giá SGK mới cao đột biến? Tại sao chưa đưa mặt hàng này vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá? Giải pháp giúp ổn định lâu dài? cùng với đó là những băn khoăn về trợ giá SGK cho học sinh ở các vùng khó khăn. Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Khoa giáo Trung ương, Uỷ viên Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Giá sách giáo khoa mới tăng gấp 2-3 lần: Cần kiểm soát cách nào (15/6/2023)

Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vừa công bố giá SGK mới của lớp 4, lớp 8 và lớp 11 ở hai bộ Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo. Công ty cổ phần đầu tư và xuất bản giáo dục Việt Nam (VEPIC) cũng đã có giá bộ Cánh diều. Đây là 3 bộ sách được Bộ GD-ĐT phê duyệt sau khi thẩm định, làm cơ sở để các trường học lựa chọn, giảng dạy từ năm học 2023-2024. Mỗi bộ SGK lớp 4, 8, 11 chương trình phổ thông mới áp dụng từ năm học 2023-2024 có giá 250.000 đến 390.000 đồng, cao hơn 2-3 lần so với bộ đang sử dụng. Câu chuyện giá SGK tăng cao là tâm điểm của dư luận suốt từ khi triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, không chỉ ở mỗi gia đình, mà còn làm “nóng” cả nghị trường Quốc hội. Hàng loạt các câu hỏi được các đại biểu QH nêu ra – chất vấn các vị trưởng ngành Tài chính và Giáo dục – đào tạo như: tại sao giá SGK mới cao đột biến? Tại sao chưa đưa mặt hàng này vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá? Giải pháp giúp ổn định lâu dài? cùng với đó là những băn khoăn về trợ giá SGK cho học sinh ở các vùng khó khăn. Nhà giáo ưu tú – TS Nguyễn Thanh Sơn, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục, Ban Khoa giáo Trung ương, Uỷ viên Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Người tiêu dùng vẫn phải đóng vai trò chính! (14/6/2023)

Nửa đầu năm nay, nước ta đã xảy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm , trong đó phải kể đến một số vụ việc nghiêm trọng như ngộ độc Botulium do ăn mắm, bánh mỳ chả nhiễm khuẩn tại TP HCM khiến 1 người tử vong, 5 người phải nhập viện thở máy. Sau khi ăn cá chép muối chua, 10 người tại Quảng Nam cũng bị ngộ độc Botulium khiến 1 người tử vong, những người còn lại phải sử dụng thuốc giải độc đắt đỏ từ nguồn viện trợ của Tổ chức Y tế thế giới. Bên cạnh đó, cả nước cũng liên tục ghi nhận các vụ ngộ độc rượu, ngộ độc nấm rừng hay ngộ độc do ăn uống tập thể.... ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tiền bạc của người dân. Chưa bao giờ, cụm từ an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở thành mối quan tâm hàng đầu như hiện nay khi những vụ việc ngộ độc thực phẩm tại khắp các địa phương trở nên ngày càng phổ biến. Vậy có giải pháp nào để người dân có thể tiếp cận thực phẩm an toàn, tránh các nguy cơ ngộ độc, nhất là trong mùa hè, mùa mưa bão hiện nay? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này với khách mời là TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Đảm bảo an toàn thực phẩm: Người tiêu dùng vẫn phải đóng vai trò chính! (14/6/2023)

Nửa đầu năm nay, nước ta đã xảy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm , trong đó phải kể đến một số vụ việc nghiêm trọng như ngộ độc Botulium do ăn mắm, bánh mỳ chả nhiễm khuẩn tại TP HCM khiến 1 người tử vong, 5 người phải nhập viện thở máy. Sau khi ăn cá chép muối chua, 10 người tại Quảng Nam cũng bị ngộ độc Botulium khiến 1 người tử vong, những người còn lại phải sử dụng thuốc giải độc đắt đỏ từ nguồn viện trợ của Tổ chức Y tế thế giới. Bên cạnh đó, cả nước cũng liên tục ghi nhận các vụ ngộ độc rượu, ngộ độc nấm rừng hay ngộ độc do ăn uống tập thể.... ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe và tiền bạc của người dân. Chưa bao giờ, cụm từ an toàn vệ sinh thực phẩm lại trở thành mối quan tâm hàng đầu như hiện nay khi những vụ việc ngộ độc thực phẩm tại khắp các địa phương trở nên ngày càng phổ biến. Vậy có giải pháp nào để người dân có thể tiếp cận thực phẩm an toàn, tránh các nguy cơ ngộ độc, nhất là trong mùa hè, mùa mưa bão hiện nay? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này với khách mời là TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam.

Căng thẳng "cuộc đua" vào lớp 10, cách nào giảm áp lực? (6/6/2023)

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 đang diễn ra trên cả nước với nhiều áp lực chẳng khác gì thi đại học. Riêng tại các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, kỳ thi vào lớp 10 diễn ra hôm nay và ngày mai (6 và 7/6). Còn tại Hà Nội, ngày 10 và 11/6 sẽ diễn ra kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập. Kỳ thi vào lớp 10 luôn được xem là kỳ thi căng thẳng, ám ảnh bậc nhất với học sinh, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Năm nay, tình hình càng căng thẳng hơn khi “cánh cửa” vào lớp 10 thêm phần chật hẹp. Khác với các kỳ thi học sinh giỏi hay kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh chỉ cần đạt mức điểm nhất định. Còn với kỳ thi lớp 10, chỉ tiêu đưa ra chỉ có vậy, số học sinh trượt sẽ từng đó. Em này đỗ thì em kia trượt - cuộc vui này không dành cho tất cả. Theo định hướng phân luồng, các em không đỗ vào trường công lập sẽ phải tìm những lối đi khác như học tư thục, giáo dục thường xuyên, học nghề... Nhưng với những gia đình khó khăn không thể theo học trường tư thì việc giành 1 ghế ở lớp 10 công lập được xem là cuộc chiến “mất” hoặc “còn”. Chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền – Hệ thống giáo dục Học mãi cùng bàn luận câu chuyện này.

Căng thẳng "cuộc đua" vào lớp 10, cách nào giảm áp lực? (6/6/2023)

Kỳ thi tuyển sinh lớp 10 năm học 2023-2024 đang diễn ra trên cả nước với nhiều áp lực chẳng khác gì thi đại học. Riêng tại các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh, kỳ thi vào lớp 10 diễn ra hôm nay và ngày mai (6 và 7/6). Còn tại Hà Nội, ngày 10 và 11/6 sẽ diễn ra kỳ thi vào lớp 10 THPT công lập. Kỳ thi vào lớp 10 luôn được xem là kỳ thi căng thẳng, ám ảnh bậc nhất với học sinh, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh. Năm nay, tình hình càng căng thẳng hơn khi “cánh cửa” vào lớp 10 thêm phần chật hẹp. Khác với các kỳ thi học sinh giỏi hay kỳ thi tốt nghiệp, thí sinh chỉ cần đạt mức điểm nhất định. Còn với kỳ thi lớp 10, chỉ tiêu đưa ra chỉ có vậy, số học sinh trượt sẽ từng đó. Em này đỗ thì em kia trượt - cuộc vui này không dành cho tất cả. Theo định hướng phân luồng, các em không đỗ vào trường công lập sẽ phải tìm những lối đi khác như học tư thục, giáo dục thường xuyên, học nghề... Nhưng với những gia đình khó khăn không thể theo học trường tư thì việc giành 1 ghế ở lớp 10 công lập được xem là cuộc chiến “mất” hoặc “còn”. Chuyên gia giáo dục Đinh Đức Hiền – Hệ thống giáo dục Học mãi cùng bàn luận câu chuyện này.

Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức: Không chỉ là giảm gánh nặng, tránh tốn kém (2/6/2023)

Mới đây, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định về cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề xuất: Bỏ quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ hình thức xét thăng hạng nhằm giảm gánh nặng thi cử. Thực tế, hiện nay, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa thực sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; nội dung thi thăng hạng còn hình thức, chưa sát với vị trí việc làm và đặc thù công việc của từng chức danh nghề nghiệp dẫn tới không đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ của việc thăng hạng. Bộ Nội vụ cũng cho biết, với số lượng viên chức rất lớn (khoảng hơn 1,8 triệu người) hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành, nghề ở các bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước, việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hàng năm gây tốn kém kinh phí; cá biệt một số nơi xảy ra vi phạm, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi. Chính vì vậy đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nhận được sự quan tâm, đồng tình của đông đảo đội ngũ công chức, viên chức và của các bộ, ngành, địa phương. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ,

Bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức: Không chỉ là giảm gánh nặng, tránh tốn kém (2/6/2023)

Mới đây, trong dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung các quy định về cán bộ, công chức, viên chức, Bộ Nội vụ đề xuất: Bỏ quy định về thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức, chỉ giữ hình thức xét thăng hạng nhằm giảm gánh nặng thi cử. Thực tế, hiện nay, việc tổ chức thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp chưa thực sự gắn với yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức; nội dung thi thăng hạng còn hình thức, chưa sát với vị trí việc làm và đặc thù công việc của từng chức danh nghề nghiệp dẫn tới không đạt mục tiêu nâng cao chất lượng đội ngũ của việc thăng hạng. Bộ Nội vụ cũng cho biết, với số lượng viên chức rất lớn (khoảng hơn 1,8 triệu người) hoạt động trong nhiều lĩnh vực, ngành, nghề ở các bộ, ngành, địa phương trên phạm vi cả nước, việc tổ chức các kỳ thi thăng hạng hàng năm gây tốn kém kinh phí; cá biệt một số nơi xảy ra vi phạm, tiêu cực trong quá trình tổ chức thi. Chính vì vậy đề xuất bỏ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức nhận được sự quan tâm, đồng tình của đông đảo đội ngũ công chức, viên chức và của các bộ, ngành, địa phương. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội khoa học hành chính Việt Nam, Nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ,