Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Báo chí với trí tuệ nhân tạo AI: Ứng dụng chứ không hùa theo, phụ thuộc (23/3/2023)

Hiện nay nhiều tờ báo đang áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để sáng tạo tác phẩm. Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động… là những tờ báo đã dùng các MC robot để đọc tin và dẫn bản tin. Công nghệ AI còn ứng dụng trong nhiều hoạt động nữa đằng sau khung hình, như phân tích hành vi tìm kiếm của công chúng, tự động gợi ý đề xuất nội dung theo sở thích, ngữ cảnh... Trong tương lai, các ứng dụng AI sẽ còn nhiều hơn và thiết thực hơn nữa. Nó có thể giúp giải phóng sức lao động của nhà báo, giúp các tòa soạn giảm bớt số lượng phóng viên, biên tập viên. Thế nhưng, việc ứng dụng AI đến đâu, có ảnh hưởng đến đạo đức người làm báo hay không lại là một chủ đề khó nói trước. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo có “tranh mất” việc làm của nhà báo? Đây là những vấn đề đang đặt ra, cho thấy đã đến lúc, báo chí cần phải nhìn nhận, định hướng tiếp cận, ứng dụng các công nghệ này cũng như xác định những lợi thế và cả các rủi ro mà AI có thể mang lại trong tương lai. Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam sẽ cùng bàn luận về vấn đề này với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Báo chí với trí tuệ nhân tạo AI: Ứng dụng chứ không hùa theo, phụ thuộc (23/3/2023)

Hiện nay nhiều tờ báo đang áp dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo AI để sáng tạo tác phẩm. Thanh niên, Tuổi trẻ, Lao động… là những tờ báo đã dùng các MC robot để đọc tin và dẫn bản tin. Công nghệ AI còn ứng dụng trong nhiều hoạt động nữa đằng sau khung hình, như phân tích hành vi tìm kiếm của công chúng, tự động gợi ý đề xuất nội dung theo sở thích, ngữ cảnh... Trong tương lai, các ứng dụng AI sẽ còn nhiều hơn và thiết thực hơn nữa. Nó có thể giúp giải phóng sức lao động của nhà báo, giúp các tòa soạn giảm bớt số lượng phóng viên, biên tập viên. Thế nhưng, việc ứng dụng AI đến đâu, có ảnh hưởng đến đạo đức người làm báo hay không lại là một chủ đề khó nói trước. Đặc biệt, trí tuệ nhân tạo có “tranh mất” việc làm của nhà báo? Đây là những vấn đề đang đặt ra, cho thấy đã đến lúc, báo chí cần phải nhìn nhận, định hướng tiếp cận, ứng dụng các công nghệ này cũng như xác định những lợi thế và cả các rủi ro mà AI có thể mang lại trong tương lai. Nhà báo Lê Quốc Minh, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam sẽ cùng bàn luận về vấn đề này với phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam.

Chat GPT- Có thật sự là bước tiến đột phá của công nghệ AI (22/3/2023)

Chat GPT ra đời là một bước ngoặt lớn trong nhiều lĩnh vực, công cụ này đang dần trở thành cơn sốt tạo nên nhiều ý kiến trong dư luận về sức ảnh hưởng của công nghệ AI. Theo chia sẻ của một số người dùng trên các diễn đàn mạng, phần mềm Chat GPT là một bước ngoặt lớn, làn gió mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Khác với các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc cốc, Opera, Safari,… với trí tuệ nhân tạo AI cùng khối lượng dữ liệu kiến thức khổng lồ, người dùng chỉ phải mất tầm vài phút để nhận lại duy nhất một kết quả cho vấn đề đang thắc mắc, thay vì bỏ ra nhiều giờ để lựa chọn và chắt lọc thông tin từ nhiều kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm trên chat GPT thiếu nguồn trích dẫn, không có kiểm chứng cũng như đang trong giai đoạn hoàn thiện và chưa phát triển tại Việt Nam, nên độ chính xác của các thông tin chưa cao. Điều này đặt ra vấn đề, liệu Chat GPT có thật sự là “người đồng hành” đáng tin cậy cho người dùng. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị DTT, thành viên tổ tư vấn VPCP về chuyển đổi số

Chat GPT- Có thật sự là bước tiến đột phá của công nghệ AI (22/3/2023)

Chat GPT ra đời là một bước ngoặt lớn trong nhiều lĩnh vực, công cụ này đang dần trở thành cơn sốt tạo nên nhiều ý kiến trong dư luận về sức ảnh hưởng của công nghệ AI. Theo chia sẻ của một số người dùng trên các diễn đàn mạng, phần mềm Chat GPT là một bước ngoặt lớn, làn gió mới trong lĩnh vực công nghệ thông tin; Khác với các công cụ tìm kiếm như Google, Cốc cốc, Opera, Safari,… với trí tuệ nhân tạo AI cùng khối lượng dữ liệu kiến thức khổng lồ, người dùng chỉ phải mất tầm vài phút để nhận lại duy nhất một kết quả cho vấn đề đang thắc mắc, thay vì bỏ ra nhiều giờ để lựa chọn và chắt lọc thông tin từ nhiều kết quả tìm kiếm. Tuy nhiên, kết quả tìm kiếm trên chat GPT thiếu nguồn trích dẫn, không có kiểm chứng cũng như đang trong giai đoạn hoàn thiện và chưa phát triển tại Việt Nam, nên độ chính xác của các thông tin chưa cao. Điều này đặt ra vấn đề, liệu Chat GPT có thật sự là “người đồng hành” đáng tin cậy cho người dùng. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Thế Trung, Chủ tịch Hội đồng quản trị DTT, thành viên tổ tư vấn VPCP về chuyển đổi số

Bộ Giáo dục Đào tạo công bố phương án thi THPT - Dư luận có băn khoăn? (20/3/2023)

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 - thời điểm khoá đầu tiên học chương trình giáo dục phổ thông mới tốt nghiệp. Dự thảo sẽ được đưa ra để lấy ý kiến công luận trước khi công bố chính thức. Đáng chú ý, từ năm 2025, thí sinh học chương trình THPT dự kiến sẽ thi tốt nghiệp 6 môn, trong đó 4 môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử; cùng với 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học. Dự kiến kỳ thi có thể diễn ra trên máy tính với một hoặc tất cả các môn thi trắc nghiệm, riêng môn Ngữ văn vẫn thi tự luận trên giấy. Nếu phương án thi này được thông qua thì trong khoảng 10 năm (2015-2025), kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam có ba lần thay đổi. Năm 2015, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích: Xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Năm 2020, khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, kỳ thi THPT quốc gia được đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp, các trường ĐH vẫn có thể dùng kết quả kỳ thi này để xét tuyển… Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều ý kiến cho rằng cần tổ chức một kỳ thi thật nhẹ nhàng, phù hợp với mục đích của kỳ thi. Vậy phương án nào cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Bộ Giáo dục Đào tạo công bố phương án thi THPT - Dư luận có băn khoăn? (20/3/2023)

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo phương án tổ chức thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 - thời điểm khoá đầu tiên học chương trình giáo dục phổ thông mới tốt nghiệp. Dự thảo sẽ được đưa ra để lấy ý kiến công luận trước khi công bố chính thức. Đáng chú ý, từ năm 2025, thí sinh học chương trình THPT dự kiến sẽ thi tốt nghiệp 6 môn, trong đó 4 môn học bắt buộc gồm ngữ văn, toán, ngoại ngữ, lịch sử; cùng với 2 môn học lựa chọn trong số 4 môn học đã chọn học. Dự kiến kỳ thi có thể diễn ra trên máy tính với một hoặc tất cả các môn thi trắc nghiệm, riêng môn Ngữ văn vẫn thi tự luận trên giấy. Nếu phương án thi này được thông qua thì trong khoảng 10 năm (2015-2025), kỳ thi tốt nghiệp THPT của Việt Nam có ba lần thay đổi. Năm 2015, lần đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích: Xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào đại học, cao đẳng. Năm 2020, khi Luật Giáo dục sửa đổi có hiệu lực, kỳ thi THPT quốc gia được đổi tên thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với mục tiêu chính là xét tốt nghiệp, các trường ĐH vẫn có thể dùng kết quả kỳ thi này để xét tuyển… Ngay sau khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025, nhiều ý kiến cho rằng cần tổ chức một kỳ thi thật nhẹ nhàng, phù hợp với mục đích của kỳ thi. Vậy phương án nào cho kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025?

Xin không hoàn thành nhiệm vụ để được tinh giản biên chế, cần xem xét và đánh giá cho phù hợp (16/3/2023)

Nhìn lại kết quả tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021, Bộ Nội vụ cho rằng tuy đạt về chỉ tiêu số lượng, nhưng chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Có ý kiến cho rằng việc tinh giản biên chế thời gian qua chủ yếu giảm số người về hưu, thôi việc, nghỉ việc, chỉ giảm những người “tinh” (có đủ năng lực tham gia khu vực tư) mà chưa thực sự gắn với việc đánh giá xếp loại hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, có những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện muốn nghỉ hưu, thôi việc nhưng lại không thuộc đối tượng tinh giản biên chế. Theo quy định, đối tượng nghỉ việc theo diện tinh giản biên chế sẽ được hưởng thêm một khoản hỗ trợ đáng kể. Vì vậy, một số người lựa chọn làm việc với hiệu quả không cao để “được” đánh giá xếp vào diện tinh giản và nhận tiền hỗ trợ. Đây là một thực trạng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ qua nhà nước nước. Qua vấn đề này chúng ta nhìn thấy điều gì và cần đánh giá công tác tinh giảm biên chế hiện nay thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế. PGS – TS Ngô Thành Can, Giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia cùng bàn luận câu chuyện này.

Xin không hoàn thành nhiệm vụ để được tinh giản biên chế, cần xem xét và đánh giá cho phù hợp (16/3/2023)

Nhìn lại kết quả tinh giản biên chế giai đoạn 2015-2021, Bộ Nội vụ cho rằng tuy đạt về chỉ tiêu số lượng, nhưng chưa thực sự gắn với cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Có ý kiến cho rằng việc tinh giản biên chế thời gian qua chủ yếu giảm số người về hưu, thôi việc, nghỉ việc, chỉ giảm những người “tinh” (có đủ năng lực tham gia khu vực tư) mà chưa thực sự gắn với việc đánh giá xếp loại hoàn thành công việc. Bên cạnh đó, có những trường hợp cán bộ, công chức, viên chức tự nguyện muốn nghỉ hưu, thôi việc nhưng lại không thuộc đối tượng tinh giản biên chế. Theo quy định, đối tượng nghỉ việc theo diện tinh giản biên chế sẽ được hưởng thêm một khoản hỗ trợ đáng kể. Vì vậy, một số người lựa chọn làm việc với hiệu quả không cao để “được” đánh giá xếp vào diện tinh giản và nhận tiền hỗ trợ. Đây là một thực trạng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của cơ qua nhà nước nước. Qua vấn đề này chúng ta nhìn thấy điều gì và cần đánh giá công tác tinh giảm biên chế hiện nay thế nào cho phù hợp với tình hình thực tế. PGS – TS Ngô Thành Can, Giảng viên cao cấp Học viện Hành chính Quốc gia cùng bàn luận câu chuyện này.