Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Thông tư về xếp hạng giáo viên của Bộ Giáo dục- sửa đổi thế nào để đáp ứng mong mỏi của giáo viên? (06/2/2023)

Hiện nay vẫn còn rất nhiều địa phương chưa thể chuyển xếp lương mới cho giáo viên, vẫn còn tình trạng giáo viên có bằng đại học đã hơn 10 năm nhưng được xếp lương trung cấp (hệ số lương 1,86-4,06), cao đẳng (hệ số lương 2,1-4,89) mà chưa thể chuyển xếp lương mới. Lý do là vì các giáo viên này vẫn được xếp lương theo chùm Thông tư 20 đến 23 năm 2015. Cách đây 2 năm, chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04 ra đời quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên đã vướng phải nhiều bất cập. Sau đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các địa phương tạm dừng việc chuyển xếp hạng giáo viên theo chùm Thông tư 01 đến 04 để lấy ý kiến của giáo viên trong cả nước, nhằm khắc phục những bất hợp lí, tạo thuận lợi cho giáo viên. Tuy nhiên, đến nay, Bộ vẫn chưa chính thức ban hành các Thông tư sửa đổi chùm Thông tư 01 đến 04. Điều này khiến các địa phương lúng túng trong việc chuyển xếp hạng giáo viên và dẫn tới thực tế mỗi nơi thực hiện 1 kiểu. Sự chậm trễ này còn dẫn đến nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều giáo viên?.

Thông tư về xếp hạng giáo viên của Bộ Giáo dục- sửa đổi thế nào để đáp ứng mong mỏi của giáo viên? (06/2/2023)

Hiện nay vẫn còn rất nhiều địa phương chưa thể chuyển xếp lương mới cho giáo viên, vẫn còn tình trạng giáo viên có bằng đại học đã hơn 10 năm nhưng được xếp lương trung cấp (hệ số lương 1,86-4,06), cao đẳng (hệ số lương 2,1-4,89) mà chưa thể chuyển xếp lương mới. Lý do là vì các giáo viên này vẫn được xếp lương theo chùm Thông tư 20 đến 23 năm 2015. Cách đây 2 năm, chùm Thông tư số 01, 02, 03, 04 ra đời quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên đã vướng phải nhiều bất cập. Sau đó, Bộ GD&ĐT đã yêu cầu các địa phương tạm dừng việc chuyển xếp hạng giáo viên theo chùm Thông tư 01 đến 04 để lấy ý kiến của giáo viên trong cả nước, nhằm khắc phục những bất hợp lí, tạo thuận lợi cho giáo viên. Tuy nhiên, đến nay, Bộ vẫn chưa chính thức ban hành các Thông tư sửa đổi chùm Thông tư 01 đến 04. Điều này khiến các địa phương lúng túng trong việc chuyển xếp hạng giáo viên và dẫn tới thực tế mỗi nơi thực hiện 1 kiểu. Sự chậm trễ này còn dẫn đến nhiều thiệt thòi, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhiều giáo viên?.