Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Cởi bỏ tâm lý, chấp nhận kịch bản nào khi học sinh đi học trở lại? (6/12/2021)

Một số địa phương đã cho học sinh THPT ở các xã, phường, thị xã cấp độ dịch mức 1 và 2 đi học trở lại. Hà Nội đã điều chỉnh cho lớp 12 đến trường học trực tiếp 50% các ngày thứ 2, 4, 6 và 50% các ngày thứ 3, 5, 7. Các ngày xen kẽ học trực tuyến. TP.HCM cũng ban hành hướng dẫn cho phép thí điểm dạy và học trực tiếp đối với các lớp 1, 9, 12, bắt đầu từ ngày 13/12. Tuy nhiên, qua khảo sát 70% phụ huynh lớp 1 tại TP Hồ Chí Minh không đồng ý đi học trực tiếp từ 13/12. Song trước tình hình số ca mắc tại hầu khắp các tỉnh, thành phố đang tăng nhanh trở lại cùng nguy cơ xâm nhập của biến chủng Omicron được cho là siêu lây nhiễm hiện nay, việc quyết định cho học sinh đi học trở lại nếu không kiểm soát được dịch sẽ tạo tâm lý lo lắng, bất an. Chúng ta chấp nhận chung sống an toàn với COVID-19, nhưng sự an toàn đó cần được đảm bảo ở mức độ nào để tạo tâm lý an tâm khi các em đến trường? Những kịch bản nào cần được đặt ra để các cơ sở giáo dục không lúng túng, bị động khi có các ca mắc và tiếp xúc gần? PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cùng bàn luận về câu chuyện này.

Cởi bỏ tâm lý, chấp nhận kịch bản nào khi học sinh đi học trở lại? (6/12/2021)

Một số địa phương đã cho học sinh THPT ở các xã, phường, thị xã cấp độ dịch mức 1 và 2 đi học trở lại. Hà Nội đã điều chỉnh cho lớp 12 đến trường học trực tiếp 50% các ngày thứ 2, 4, 6 và 50% các ngày thứ 3, 5, 7. Các ngày xen kẽ học trực tuyến. TP.HCM cũng ban hành hướng dẫn cho phép thí điểm dạy và học trực tiếp đối với các lớp 1, 9, 12, bắt đầu từ ngày 13/12. Tuy nhiên, qua khảo sát 70% phụ huynh lớp 1 tại TP Hồ Chí Minh không đồng ý đi học trực tiếp từ 13/12. Song trước tình hình số ca mắc tại hầu khắp các tỉnh, thành phố đang tăng nhanh trở lại cùng nguy cơ xâm nhập của biến chủng Omicron được cho là siêu lây nhiễm hiện nay, việc quyết định cho học sinh đi học trở lại nếu không kiểm soát được dịch sẽ tạo tâm lý lo lắng, bất an. Chúng ta chấp nhận chung sống an toàn với COVID-19, nhưng sự an toàn đó cần được đảm bảo ở mức độ nào để tạo tâm lý an tâm khi các em đến trường? Những kịch bản nào cần được đặt ra để các cơ sở giáo dục không lúng túng, bị động khi có các ca mắc và tiếp xúc gần? PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Phó Chủ tịch Hội Kiểm soát nhiễm khuẩn Hà Nội cùng bàn luận về câu chuyện này.

Suy ngẫm về bình đẳng giới từ phát ngôn của chàng trai Huế gây xôn xao dư luận (2/12/2021)

Bạn đời không được phép sơn móng tay hay nhuộm tóc, phải có trình độ… thậm chí là “sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai”… đây là những tuyên bố của chàng trai gốc Huế về tiêu chí chọn người yêu trong một chương trình hẹn hò, khiến cộng đồng mạng đang bàn tán xôn xao. Nguyên nhân được giải thích là dòng tộc của chàng trai rất coi trọng con trai và muốn có cháu đích tôn nối dõi. Liên quan đến vấn đề này, chàng trai tâm sự rằng bản thân đồng ý với tư tưởng chuyện hệ trọng trong gia tộc “con trai là trụ cột, con gái chỉ ngồi mâm dưới”. Những phát ngôn của chàng trai khiến cho nhiều người khá bất ngờ, thậm chí là “sốc nặng”, tạo ra không ít cuộc tranh cãi trái chiều. Tại sao một chàng trai 9X, sống ở thế kỷ 21 – thời đại 4.0 mà lại có tư tưởng trọng nam khinh nữ như vậy, nhất là giữa bối cảnh xã hội hiện đại đang cố gắng phấn đấu hướng tới bình đẳng giới. Câu chuyện này cũng đặt cho chúng ta những suy ngẫm về bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. TS Lý Tùng Hiếu, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cùng bàn luận về vấn đề này

Suy ngẫm về bình đẳng giới từ phát ngôn của chàng trai Huế gây xôn xao dư luận (2/12/2021)

Bạn đời không được phép sơn móng tay hay nhuộm tóc, phải có trình độ… thậm chí là “sẽ ly hôn nếu vợ không sinh được con trai”… đây là những tuyên bố của chàng trai gốc Huế về tiêu chí chọn người yêu trong một chương trình hẹn hò, khiến cộng đồng mạng đang bàn tán xôn xao. Nguyên nhân được giải thích là dòng tộc của chàng trai rất coi trọng con trai và muốn có cháu đích tôn nối dõi. Liên quan đến vấn đề này, chàng trai tâm sự rằng bản thân đồng ý với tư tưởng chuyện hệ trọng trong gia tộc “con trai là trụ cột, con gái chỉ ngồi mâm dưới”. Những phát ngôn của chàng trai khiến cho nhiều người khá bất ngờ, thậm chí là “sốc nặng”, tạo ra không ít cuộc tranh cãi trái chiều. Tại sao một chàng trai 9X, sống ở thế kỷ 21 – thời đại 4.0 mà lại có tư tưởng trọng nam khinh nữ như vậy, nhất là giữa bối cảnh xã hội hiện đại đang cố gắng phấn đấu hướng tới bình đẳng giới. Câu chuyện này cũng đặt cho chúng ta những suy ngẫm về bình đẳng giới trong xã hội hiện đại. TS Lý Tùng Hiếu, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh cùng bàn luận về vấn đề này