Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan, tránh làm giàu bất minh, hại mình, hại người - Nhìn từ vụ "cô đồng bổ cau” (10/2/2023)

Với nhận thức mới, cùng lối sống hiện đại, đa số người dân đã thay đổi được thói quen và hành động theo quan niệm cũ, lạc hậu: tháng Giêng là tháng ăn chơi, hội hè, lễ lạt. Điều đó không đồng nghĩa nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian dần mai một và sẽ hoàn toàn biến mất. Nhiều người dân vẫn tranh thủ thời gian và điều kiện kinh tế, tới đình- đền-chùa-miếu, thư thái hưởng thụ cảnh sắc chốn linh thiêng, cầu sức khoẻ, bình an – một tín ngưỡng đơn thuần – đẹp và cần được lưu truyền! Đáng lo ngại, vẫn còn không ít người hoặc vì thiếu hiểu biết, hoặc vì mê tín dị đoan mà tìm đến chốn linh thiêng, tìm đến những cá nhân, tổ chức hành nghề bói toán, trục lợi từ hoạt động mê tín dị đoan, xin nọ, cầu kia…hại mình, hại người, gây mất trật tự an ninh xã hội. Vụ việc “cô đồng” bổ cau đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội những ngày gần đây là ví dụ điển hình. Trong bối cảnh internet phổ cập, mạng xã hội phổ biến và chưa thể kiểm soát, điều này càng đáng lo ngại. PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn – Phó Viện trưởng Viện an ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận nội dung này,

Phân biệt tín ngưỡng và mê tín dị đoan, tránh làm giàu bất minh, hại mình, hại người - Nhìn từ vụ "cô đồng bổ cau” (10/2/2023)

Với nhận thức mới, cùng lối sống hiện đại, đa số người dân đã thay đổi được thói quen và hành động theo quan niệm cũ, lạc hậu: tháng Giêng là tháng ăn chơi, hội hè, lễ lạt. Điều đó không đồng nghĩa nhiều hoạt động tín ngưỡng dân gian dần mai một và sẽ hoàn toàn biến mất. Nhiều người dân vẫn tranh thủ thời gian và điều kiện kinh tế, tới đình- đền-chùa-miếu, thư thái hưởng thụ cảnh sắc chốn linh thiêng, cầu sức khoẻ, bình an – một tín ngưỡng đơn thuần – đẹp và cần được lưu truyền! Đáng lo ngại, vẫn còn không ít người hoặc vì thiếu hiểu biết, hoặc vì mê tín dị đoan mà tìm đến chốn linh thiêng, tìm đến những cá nhân, tổ chức hành nghề bói toán, trục lợi từ hoạt động mê tín dị đoan, xin nọ, cầu kia…hại mình, hại người, gây mất trật tự an ninh xã hội. Vụ việc “cô đồng” bổ cau đang lan truyền chóng mặt trên mạng xã hội những ngày gần đây là ví dụ điển hình. Trong bối cảnh internet phổ cập, mạng xã hội phổ biến và chưa thể kiểm soát, điều này càng đáng lo ngại. PGS.TS Đỗ Cảnh Thìn – Phó Viện trưởng Viện an ninh phi truyền thống, Đại học Quốc gia Hà Nội và PGS.TS Bùi Hoài Sơn – Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận nội dung này,

“Đại thắng” của phim Tết Việt: Kinh nghiệm gì cho các nhà làm phim? (09/2/2023)

Sau một mùa phim Tết khá èo uột với 5 phim Việt được tung ra nhưng phim đạt doanh thu cao nhất chỉ 65 tỉ đồng (Chìa khóa trăm tỉ) vào năm ngoái, mùa phim Tết năm nay dù khiêm tốn về số lượng (chỉ 2 phim) nhưng đều đạt doanh thu ấn tượng, đặc biệt là phim Nhà bà Nữ với liên tiếp những kỷ lục được thiết lập sau từng ngày. Đây là mùa phim tết mà số lượng phim Việt ra rạp ít kỷ lục nhưng có thể thấy doanh thu và suất chiếu cũng như hiệu ứng truyền thông của hai bộ phim là Nhà bà Nữ và Chị chị em em 2 đã “đè bẹp” tất cả phim Hollywood, phim Hàn, phim Thái - những dự án ngang nhiên chiếm hết thị phần điện ảnh nội địa năm trước. Theo ước tính từ Box Office Vietnam - đơn vị kiểm toán doanh thu phòng vé độc lập, doanh thu phim Tết Việt năm nay cao khoảng gấp 4 lần so với năm ngoái (khoảng gần 400 tỉ đồng). Trong đó, 2 phim Nhà bà Nữ, Chị chị em em 2 đóng góp khoảng 90% số lượng vé toàn hệ thống rạp. Con số 400 tỉ đồng quả là tín hiệu đáng mừng. Song, thành công phòng vé của 2 phim chiếu rạp dịp Tết năm nay có chứng minh rằng điện ảnh Việt đang đi lên? Doanh thu cao có tương đồng chất lượng và sức nóng liệu có bền lâu? Nhà báo - nhà phê bình điện ảnh Nguyễn Phong Việt giải mã những băn khoăn này.

“Đại thắng” của phim Tết Việt: Kinh nghiệm gì cho các nhà làm phim? (09/2/2023)

Sau một mùa phim Tết khá èo uột với 5 phim Việt được tung ra nhưng phim đạt doanh thu cao nhất chỉ 65 tỉ đồng (Chìa khóa trăm tỉ) vào năm ngoái, mùa phim Tết năm nay dù khiêm tốn về số lượng (chỉ 2 phim) nhưng đều đạt doanh thu ấn tượng, đặc biệt là phim Nhà bà Nữ với liên tiếp những kỷ lục được thiết lập sau từng ngày. Đây là mùa phim tết mà số lượng phim Việt ra rạp ít kỷ lục nhưng có thể thấy doanh thu và suất chiếu cũng như hiệu ứng truyền thông của hai bộ phim là Nhà bà Nữ và Chị chị em em 2 đã “đè bẹp” tất cả phim Hollywood, phim Hàn, phim Thái - những dự án ngang nhiên chiếm hết thị phần điện ảnh nội địa năm trước. Theo ước tính từ Box Office Vietnam - đơn vị kiểm toán doanh thu phòng vé độc lập, doanh thu phim Tết Việt năm nay cao khoảng gấp 4 lần so với năm ngoái (khoảng gần 400 tỉ đồng). Trong đó, 2 phim Nhà bà Nữ, Chị chị em em 2 đóng góp khoảng 90% số lượng vé toàn hệ thống rạp. Con số 400 tỉ đồng quả là tín hiệu đáng mừng. Song, thành công phòng vé của 2 phim chiếu rạp dịp Tết năm nay có chứng minh rằng điện ảnh Việt đang đi lên? Doanh thu cao có tương đồng chất lượng và sức nóng liệu có bền lâu? Nhà báo - nhà phê bình điện ảnh Nguyễn Phong Việt giải mã những băn khoăn này.