Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí tại Hà Nội: đã có giải pháp cần giám sát như thế nào? (09/1/2025)

Ô nhiễm không khí Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc đã liên tục được cảnh báo những ngày gần đây. Để khắc phục tình trạng này, tại chuyên đề giám sát tối cao của Quốc hội trong năm 2025 về "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực thi hành", Ủy ban Thường vụ quốc hội đề nghị sau giám sát phải xử lý dứt điểm các điểm nóng về môi trường tại các địa phương. Theo dự kiến chương trình, thời gian giám sát tại địa phương dự kiến từ cuối tháng 6 đến trước ngày 31-7. Đoàn giám sát sẽ tổ chức 4 đoàn công tác giám sát trực tiếp tại 15 địa phương, gồm 5 thành phố: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng và 10 tỉnh: Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Lâm Đồng. Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành, về vấn đề ô nhiễm không khí ở Hà Nội, Chính phủ và UBND TP Hà Nội cũng đã có giải pháp, nhưng đây là vấn đề cần được giám sát.

Kỳ vọng gì từ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 7 – ngày hội của những người yêu điện ảnh tại thủ đô? (8/11/2024)

Thủ đô Hà Nội đang sống trong không khí ngày hội điện ảnh với Liên hoan phim quốc tế lần thứ 7. Bắt đầu từ hôm qua và kéo dài trong 5 ngày, liên hoan quy tụ 117 bộ phim xuất sắc từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ, hứa hẹn đem đến công chúng yêu nghệ thuật bữa tiệc điện ảnh đặc sắc. Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra các hội thảo, “chợ dự án làm phim” góp phần phát triển tài năng trẻ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành điện ảnh nước nhà. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội cũng là cơ hội để giới thiệu Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho các đoàn làm phim quốc tế với những bối cảnh quay độc đáo, đặc sắc; góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp văn hóa và giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế. Để có thêm góc nhìn về tiêu điểm văn hóa đang thu hút sự chú ý của dư luận này, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Lý Phương Dung – Trưởng Tiểu Ban báo chí tuyên truyền của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 và nhà báo Văn Bảy – Phó đại diện báo Thể thao và Văn hoá tại TPHCM, chuyên theo dõi mảng điện ảnh cùng bàn luận câu chuyện này.

Kỳ vọng gì từ Liên hoan phim Quốc tế Hà Nội lần thứ 7 – ngày hội của những người yêu điện ảnh tại thủ đô? (8/11/2024)

Thủ đô Hà Nội đang sống trong không khí ngày hội điện ảnh với Liên hoan phim quốc tế lần thứ 7. Bắt đầu từ hôm qua và kéo dài trong 5 ngày, liên hoan quy tụ 117 bộ phim xuất sắc từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ, hứa hẹn đem đến công chúng yêu nghệ thuật bữa tiệc điện ảnh đặc sắc. Trong khuôn khổ sự kiện còn diễn ra các hội thảo, “chợ dự án làm phim” góp phần phát triển tài năng trẻ, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành điện ảnh nước nhà. Liên hoan phim quốc tế Hà Nội cũng là cơ hội để giới thiệu Việt Nam như một điểm đến hấp dẫn cho các đoàn làm phim quốc tế với những bối cảnh quay độc đáo, đặc sắc; góp phần thúc đẩy phát triển bền vững ngành công nghiệp văn hóa và giúp điện ảnh Việt khẳng định vị thế trên bản đồ thế giới và ghi dấu ấn trong hội nhập quốc tế. Để có thêm góc nhìn về tiêu điểm văn hóa đang thu hút sự chú ý của dư luận này, Phó Cục trưởng Cục Điện ảnh Lý Phương Dung – Trưởng Tiểu Ban báo chí tuyên truyền của Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ 7 và nhà báo Văn Bảy – Phó đại diện báo Thể thao và Văn hoá tại TPHCM, chuyên theo dõi mảng điện ảnh cùng bàn luận câu chuyện này.

Quản lý việc sử dụng xe gắn máy của thanh thiếu niên nhìn từ vụ việc cô gái bị tử vong do tai nạn tại Hà Nội (5/11/2024)

Đêm ngày 2/11, rạng sáng ngày 3/11 vừa qua, tại Hà Nội một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra khiến một cô gái trẻ tử vong khi đang dừng đèn đỏ. Nguyên nhân xảy ra tai nạn là do hàng chục thanh thiếu niên từ 16-19 tuổi điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao. Một xe trong đoàn sau đó đã đâm vào cô gái khiến nạn nhân ngã văng ra đường, Tiếp đó 1 xe của thiếu niên 16 tuổi tiếp tục đâm vào nạn nhân dẫn tới tử vong tại chỗ. Sau khi gây tai nạn, cả nhóm rời hiện trường. Vụ việc này đã gây bất bình trong dư luận xã hội với nhiều ý kiến bức xúc của người dân về thực trạng thanh thiếu niên điều khiển xe gắn máy tham gia đua xe chạy với tốc độ cao tại các thành phố đã vi phạm Luật an toàn giao thông, gây tai nạn diễn ra thường xuyên. Thực trạng này cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác quản lý các em trong độ tuổi thanh thiếu niên sử dụng xe gắn máy. Các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa được thực hiện nghiêm minh. Công tác quản lý của ngành chức năng, các trường học, trách nhiệm của gia đình trong việc thanh thiếu niên sử dụng xe gắn máy còn nhiều vấn đề bất cập. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp

Quản lý việc sử dụng xe gắn máy của thanh thiếu niên nhìn từ vụ việc cô gái bị tử vong do tai nạn tại Hà Nội (5/11/2024)

Đêm ngày 2/11, rạng sáng ngày 3/11 vừa qua, tại Hà Nội một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra khiến một cô gái trẻ tử vong khi đang dừng đèn đỏ. Nguyên nhân xảy ra tai nạn là do hàng chục thanh thiếu niên từ 16-19 tuổi điều khiển xe máy chạy với tốc độ cao. Một xe trong đoàn sau đó đã đâm vào cô gái khiến nạn nhân ngã văng ra đường, Tiếp đó 1 xe của thiếu niên 16 tuổi tiếp tục đâm vào nạn nhân dẫn tới tử vong tại chỗ. Sau khi gây tai nạn, cả nhóm rời hiện trường. Vụ việc này đã gây bất bình trong dư luận xã hội với nhiều ý kiến bức xúc của người dân về thực trạng thanh thiếu niên điều khiển xe gắn máy tham gia đua xe chạy với tốc độ cao tại các thành phố đã vi phạm Luật an toàn giao thông, gây tai nạn diễn ra thường xuyên. Thực trạng này cho thấy còn nhiều bất cập trong công tác quản lý các em trong độ tuổi thanh thiếu niên sử dụng xe gắn máy. Các quy định của pháp luật về vấn đề này chưa được thực hiện nghiêm minh. Công tác quản lý của ngành chức năng, các trường học, trách nhiệm của gia đình trong việc thanh thiếu niên sử dụng xe gắn máy còn nhiều vấn đề bất cập. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là Tiến sỹ, luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính pháp

Quản lý giá thuốc và phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam (1/11/2024)

Với 05 nhóm chính sách được sửa đổi, bổ sung bao gồm: Tăng cường cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho phòng bệnh, chữa bệnh; bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc đáp ứng yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh; nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược,ưu tiên nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc phát minh, thuốc công nghệ cao, thuốc/nguyên liệu thuốc sinh học, thuốc dược liệu được tiêu chuẩn hóa; tổ chức, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược năm 2016 được thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15, được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của tình trạng thiếu thuốc, cải cách thủ tục hành chính, phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam... Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc Pharma Group, đại diện cho 21 công ty dược phẩm phát minh đa quốc gia tại Việt Nam

Quản lý giá thuốc và phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam (1/11/2024)

Với 05 nhóm chính sách được sửa đổi, bổ sung bao gồm: Tăng cường cung ứng đủ, kịp thời thuốc có chất lượng cho phòng bệnh, chữa bệnh; bảo đảm cung ứng đủ, kịp thời thuốc đáp ứng yêu cầu an ninh, quốc phòng, thiên tai, dịch bệnh; nâng cao hiệu quả quản lý xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, nguyên liệu làm thuốc; đẩy mạnh phát triển công nghiệp dược,ưu tiên nghiên cứu, tiếp nhận chuyển giao công nghệ và sản xuất thuốc phát minh, thuốc công nghệ cao, thuốc/nguyên liệu thuốc sinh học, thuốc dược liệu được tiêu chuẩn hóa; tổ chức, sắp xếp lại hệ thống kinh doanh, phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược năm 2016 được thảo luận tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá 15, được kỳ vọng sẽ tạo hành lang pháp lý quan trọng, góp phần giải quyết những vấn đề cấp bách của tình trạng thiếu thuốc, cải cách thủ tục hành chính, phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam... Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, Giám đốc Pharma Group, đại diện cho 21 công ty dược phẩm phát minh đa quốc gia tại Việt Nam

Những hiệu quả thiết thực từ việc thực hiện Đề án 06, Trung tâm dữ liệu quốc gia và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của ngành Công an (31/10/2024)

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Thực hiện thành công Đề án 06 được xác định là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để chuyển đổi cách sống, làm việc, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp dựa trên công nghệ số. Đây cũng được đánh giá là một trong những điểm sáng của chuyển đổi số ở nước ta trong gần 3 năm vừa qua. Với nỗ lực của các bộ ngành, địa phương và sự ủng hộ tham gia của người dân, doanh nghiệp, đến nay, Đề án 06 đã có những thành quả bước đầu, giúp thay đổi tư duy, thói quen của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.

Những hiệu quả thiết thực từ việc thực hiện Đề án 06, Trung tâm dữ liệu quốc gia và cung cấp dịch vụ công trực tuyến của ngành Công an (31/10/2024)

Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) có ý nghĩa rất quan trọng phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, mang lại nhiều lợi ích trước mắt và lâu dài trong việc xây dựng Chính phủ điện tử, hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2022 - 2030. Thực hiện thành công Đề án 06 được xác định là một nhiệm vụ then chốt, quan trọng của chuyển đổi số quốc gia, làm cơ sở để chuyển đổi cách sống, làm việc, sản xuất kinh doanh của người dân, doanh nghiệp dựa trên công nghệ số. Đây cũng được đánh giá là một trong những điểm sáng của chuyển đổi số ở nước ta trong gần 3 năm vừa qua. Với nỗ lực của các bộ ngành, địa phương và sự ủng hộ tham gia của người dân, doanh nghiệp, đến nay, Đề án 06 đã có những thành quả bước đầu, giúp thay đổi tư duy, thói quen của người dân, doanh nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay.