Đừng để kiến nghị của cử tri rơi vào khoảng lặng (25/5/2023)

Theo dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15, ngày mai, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4. Đây là lần đầu tiên, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được thảo luận trực tiếp tại Hội trường trong một Kỳ họp Quốc hội. Gần 2.600 ý kiến, kiến nghị gửi đến Kỳ họp thứ 4, không chỉ là tâm tư, nguyện vọng mà còn là niềm tin của cử tri gửi gắm tới cơ quan đại diện cho mình. Vì thế, phiên thảo luận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân với cơ quan dân cử. Theo báo cáo, 99,8% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4 đã được giải quyết- một tỷ lệ rất cao các kiến nghị được trả lời. Nhưng đây cũng không phải lần đầu các kiến nghị được giải quyết với tỷ lệ cao như vậy. Trong Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 15, tỷ lệ này đạt được là 100%. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là chất lượng giải quyết, trả lời của Chính phủ, các bộ, ngành đã thực sự hài lòng cử tri hay chưa khi các Trụ sở tiếp công dân Trung ương, trụ sở Quốc hội, Chính phủ hay ở một số địa phương hàng ngày người dân vẫn căng biểu ngữ, khiếu nại vượt cấp? Giải pháp nào để kiến nghị của cử tri không rơi vào khoảng lặng? Để có thêm những góc nhìn về hoạt động đổi mới này của Quốc hội, ông Hoàng Anh Công, Phó trưởng ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cùng bàn luận.

Đừng để kiến nghị của cử tri rơi vào khoảng lặng (25/5/2023)

Theo dự kiến chương trình làm việc của kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15, ngày mai, Quốc hội sẽ thảo luận tại Hội trường về Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4. Đây là lần đầu tiên, Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri được thảo luận trực tiếp tại Hội trường trong một Kỳ họp Quốc hội. Gần 2.600 ý kiến, kiến nghị gửi đến Kỳ họp thứ 4, không chỉ là tâm tư, nguyện vọng mà còn là niềm tin của cử tri gửi gắm tới cơ quan đại diện cho mình. Vì thế, phiên thảo luận có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc củng cố niềm tin của cử tri và Nhân dân với cơ quan dân cử. Theo báo cáo, 99,8% kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp thứ 4 đã được giải quyết- một tỷ lệ rất cao các kiến nghị được trả lời. Nhưng đây cũng không phải lần đầu các kiến nghị được giải quyết với tỷ lệ cao như vậy. Trong Báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa 15, tỷ lệ này đạt được là 100%. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là chất lượng giải quyết, trả lời của Chính phủ, các bộ, ngành đã thực sự hài lòng cử tri hay chưa khi các Trụ sở tiếp công dân Trung ương, trụ sở Quốc hội, Chính phủ hay ở một số địa phương hàng ngày người dân vẫn căng biểu ngữ, khiếu nại vượt cấp? Giải pháp nào để kiến nghị của cử tri không rơi vào khoảng lặng? Để có thêm những góc nhìn về hoạt động đổi mới này của Quốc hội, ông Hoàng Anh Công, Phó trưởng ban Dân nguyện, thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ cùng bàn luận.

Để việc lấy phiếu tín nhiệm là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ (17/5/2023)

Trong các ngày từ 15 đến 17/5, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13. Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là để thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn các chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và không ngừng nâng cao trách nhiệm nêu gương, trình độ, năng lực công tác... Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ... Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc lấy phiếu tín nhiệm đạt được kết quả thực chất, công bằng và công tâm, thực sự là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ? Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá, giáo dục của Quốc hội sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Để việc lấy phiếu tín nhiệm là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ (17/5/2023)

Trong các ngày từ 15 đến 17/5, tại Hà Nội, diễn ra Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13. Một trong những nội dung quan trọng của hội nghị là việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các đồng chí Ủy viên Bộ chính trị và Ban bí thư. Phát biểu khai mạc Hội nghị, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là để thực hiện tốt hơn, có hiệu quả hơn các chủ trương, đường lối, nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện; giúp người được lấy phiếu tín nhiệm "tự soi", "tự sửa", tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và không ngừng nâng cao trách nhiệm nêu gương, trình độ, năng lực công tác... Kết quả phiếu tín nhiệm được sử dụng để đánh giá cán bộ, làm cơ sở cho công tác quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, giới thiệu cán bộ ứng cử, miễn nhiệm và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ... Vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc lấy phiếu tín nhiệm đạt được kết quả thực chất, công bằng và công tâm, thực sự là căn cứ quan trọng để bố trí cán bộ? Ông Lê Như Tiến, nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban văn hoá, giáo dục của Quốc hội sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Nhìn lại hoạt động của UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sau 5 năm thành lập & những yêu cầu đặt ra (15/5/2023)

Tại Chỉ thị số 12/CT-TTg về “Nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoạt động của UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nguồn lực đầu tư của 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc”, Thủ tướng yêu cầu UB ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình Thủ tướng CP trước ngày 15/5/2023 kế hoạch triển khai kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện và đổi mới hoạt động của Ủy ban. Đồng thời, phải có phương án xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài nhiều năm; trong đó, phải hoàn thành xử lý dứt điểm trong tháng 5/2023 báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với một số dự án “nghìn tỷ” thua lỗ. “Nhìn lại hoạt động của UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau 5 năm thành lập & những yêu cầu đặt ra” là chủ đề của Câu chuyện thời sự với sự tham gia bàn luận cùng vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Nhìn lại hoạt động của UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, sau 5 năm thành lập & những yêu cầu đặt ra (15/5/2023)

Tại Chỉ thị số 12/CT-TTg về “Nhiệm vụ, giải pháp đổi mới hoạt động của UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả hoạt động, phát huy nguồn lực đầu tư của 19 tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước trực thuộc”, Thủ tướng yêu cầu UB ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp trình Thủ tướng CP trước ngày 15/5/2023 kế hoạch triển khai kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục hoàn thiện và đổi mới hoạt động của Ủy ban. Đồng thời, phải có phương án xử lý dứt điểm các vấn đề tồn đọng kéo dài nhiều năm; trong đó, phải hoàn thành xử lý dứt điểm trong tháng 5/2023 báo cáo Thủ tướng Chính phủ đối với một số dự án “nghìn tỷ” thua lỗ. “Nhìn lại hoạt động của UB Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp sau 5 năm thành lập & những yêu cầu đặt ra” là chủ đề của Câu chuyện thời sự với sự tham gia bàn luận cùng vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.

Làm gì để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ khó cho doanh nghiệp? (12/05/2023)

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng có hơn 19.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Quý I năm nay, lần đầu tiên số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, khi trải qua gần 3 năm bị tác động, ảnh hưởng của dịch Covid 19, rồi những khó khăn thị trường do tác động của những diễn biến bất định trên toàn cầu. Trong khi đó, những thủ tục hành chính, hoặc những điều kiện kinh doanh kiểu mới, ẩn dưới hình thức quy chuẩn kỹ thuật… tiếp tục thêm gánh nặng chi phí, rào cản cho doanh nghiệp. Thông tin từ phiên họp thứ 23 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5, QH khóa 15, nội dung về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp được các đại biểu đề nghị bổ sung vào báo cáo trình Quốc hội. Câu chuyện Thời sự bàn nội dung: “Làm gì để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ khó cho doanh nghiệp?”, với sự tham gia của TS Nguyễn Minh Thảo Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).

Làm gì để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ khó cho doanh nghiệp? (12/05/2023)

Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê, từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng có hơn 19.000 doanh nghiệp rời khỏi thị trường. Quý I năm nay, lần đầu tiên số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn số doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường. Doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, khi trải qua gần 3 năm bị tác động, ảnh hưởng của dịch Covid 19, rồi những khó khăn thị trường do tác động của những diễn biến bất định trên toàn cầu. Trong khi đó, những thủ tục hành chính, hoặc những điều kiện kinh doanh kiểu mới, ẩn dưới hình thức quy chuẩn kỹ thuật… tiếp tục thêm gánh nặng chi phí, rào cản cho doanh nghiệp. Thông tin từ phiên họp thứ 23 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, chuẩn bị cho kỳ họp thứ 5, QH khóa 15, nội dung về những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp được các đại biểu đề nghị bổ sung vào báo cáo trình Quốc hội. Câu chuyện Thời sự bàn nội dung: “Làm gì để thúc đẩy cải thiện môi trường kinh doanh, gỡ khó cho doanh nghiệp?”, với sự tham gia của TS Nguyễn Minh Thảo Trưởng ban Môi trường kinh doanh và Năng lực cạnh tranh, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM).