Luật giao dịch điện tử sửa đổi: Làm sao đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và thúc đẩy giao dịch điện tử, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số (06/4/2023)

Trong ba ngày, từ ngày 5 đến ngày 7/4, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách họp và thảo luận một số dự án luật sẽ được xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 15. Đó là dự thảo luật hợp tác xã sửa đổi, dự thảo luật đấu thầu sửa đổi, dự thảo luật giá sửa đổi, dự thảo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, dự thảo luật giao dịch điện tử sửa đổi, dự thảo luật phòng thủ dân sự, dự thảo luật đất đai sửa đổi. Và trong chiều nay, Hội nghị sẽ cho ý kiến đối với dự thảo Luật giao dịch điện tử sửa đổi. Đây là dự thảo luật quan trọng bởi trong bối cảnh kinh tế số, xã hội số đang và sẽ là xu hướng phát triển tất yếu, giao dịch điện tử hiện diện trong mọi lĩnh vực: hành chính công, thương mại, lao động .... Đơn cử trong lĩnh vực thương mại điện tử, theo báo cáo của Bộ công thương, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Một vài con số trong một lĩnh vực cụ thể cho thấy sức tác động lớn của giao dịch điện tử đối với toàn xã hội. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, vừa bảo vệ, bảo đảm và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào mối quan hệ này là một yêu cầu cấp bách.

Luật giao dịch điện tử sửa đổi: Làm sao đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin và thúc đẩy giao dịch điện tử, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số (06/4/2023)

Trong ba ngày, từ ngày 5 đến ngày 7/4, Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách họp và thảo luận một số dự án luật sẽ được xem xét, cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khoá 15. Đó là dự thảo luật hợp tác xã sửa đổi, dự thảo luật đấu thầu sửa đổi, dự thảo luật giá sửa đổi, dự thảo luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, dự thảo luật giao dịch điện tử sửa đổi, dự thảo luật phòng thủ dân sự, dự thảo luật đất đai sửa đổi. Và trong chiều nay, Hội nghị sẽ cho ý kiến đối với dự thảo Luật giao dịch điện tử sửa đổi. Đây là dự thảo luật quan trọng bởi trong bối cảnh kinh tế số, xã hội số đang và sẽ là xu hướng phát triển tất yếu, giao dịch điện tử hiện diện trong mọi lĩnh vực: hành chính công, thương mại, lao động .... Đơn cử trong lĩnh vực thương mại điện tử, theo báo cáo của Bộ công thương, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam năm 2022 ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước. Một vài con số trong một lĩnh vực cụ thể cho thấy sức tác động lớn của giao dịch điện tử đối với toàn xã hội. Vì vậy, việc xây dựng cơ sở pháp lý về giao dịch điện tử vừa đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước, vừa bảo vệ, bảo đảm và tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia vào mối quan hệ này là một yêu cầu cấp bách.

Lấy phiếu tín nhiệm: Căn cứ quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên. (30/3/2023)

Ngày 02-02-2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96, về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thay thế Quy định số 262 ngày 08-10-2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Quy định số 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là bước tiếp tục cụ thể hóa Quy định 41 của Đảng về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Kết luận 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Quy định này có nhiều điểm mới về nội dung, cập nhật và khái quát công tác cán bộ của Đảng. Làm rõ những điểm mới trong Quy định 96 có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên về việc lấy phiếu tín nhiệm, tác động trực tiếp nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Lấy phiếu tín nhiệm: Căn cứ quan trọng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, Đảng viên. (30/3/2023)

Ngày 02-02-2023, Bộ Chính trị ban hành Quy định số 96, về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị thay thế Quy định số 262 ngày 08-10-2014 của Bộ Chính trị về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với thành viên lãnh đạo cấp ủy và cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Quy định số 96 về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị là bước tiếp tục cụ thể hóa Quy định 41 của Đảng về việc miễn nhiệm, từ chức đối với cán bộ và Kết luận 20 của Bộ Chính trị về chủ trương bố trí công tác đối với cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý sau khi bị kỷ luật. Quy định này có nhiều điểm mới về nội dung, cập nhật và khái quát công tác cán bộ của Đảng. Làm rõ những điểm mới trong Quy định 96 có ý nghĩa quan trọng trong việc thống nhất nhận thức và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên về việc lấy phiếu tín nhiệm, tác động trực tiếp nâng cao chất lượng công tác của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nâng cao hiệu quả công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong giai đoạn hiện nay. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là PGS-TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.