Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng – cần hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo(19/4/2023)

Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể của chương trình: Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh thế giới giới có nhiều biến động, bất định, khó lường, nền kinh tế nói chung, khu vực kinh tế tư nhân nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bản thân khối kinh tế này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do khách quan và chủ quan, việc hiện thực hóa những mục tiêu này đòi hỏi quyết tâm rất lớn. Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và ông Trần Toàn Thắng – Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng bàn luận nội dung này.

Để kinh tế tư nhân trở thành động lực quan trọng – cần hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới sáng tạo(19/4/2023)

Chính phủ vừa ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10, Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, nâng cao tính tự chủ, tự cường của nền kinh tế. Mục tiêu cụ thể của chương trình: Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 1,5 triệu doanh nghiệp, trong đó có 60.000 đến 70.000 doanh nghiệp quy mô vừa và lớn; đến năm 2030 có ít nhất 2 triệu doanh nghiệp; hình thành và phát triển nhiều tập đoàn kinh tế tư nhân mạnh, có tiềm lực, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Trong bối cảnh thế giới giới có nhiều biến động, bất định, khó lường, nền kinh tế nói chung, khu vực kinh tế tư nhân nói riêng tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn, bản thân khối kinh tế này cũng bộc lộ nhiều hạn chế do khách quan và chủ quan, việc hiện thực hóa những mục tiêu này đòi hỏi quyết tâm rất lớn. Tiến sĩ Tô Hoài Nam – Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp Nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME) và ông Trần Toàn Thắng – Viện chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và đầu tư cùng bàn luận nội dung này.

Chấn chỉnh đại lý bảo hiểm nhân thọ: làm sao để không là “chuyện dài kỳ”? (14/4/2023)

Vụ lùm xùm liên quan đến một nữ diễn viên mới đây một lần nữa lại “đốt nóng” thị trường bảo hiểm nhân thọ. Còn nhớ, chỉ cách đây một tháng, dư luận cũng từng “dậy sóng” khi người dân mang đơn cầu cứu khắp nơi, căng băng-rôn phản ứng vì gửi tiết kiệm bị biến thành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, buộc Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phải đồng loạt thanh tra. Còn trường hợp lần này, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cũng đã ra văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý. Có thể thấy, trong những vụ tranh chấp liên quan đến bảo hiểm nhân thọ, khâu tư vấn đang được xem là mắt xích yếu nhất, là một phần nguyên nhân khiến cho bảo hiểm nhân thọ vốn là một sản phẩm có tính nhân văn cao nhưng lại đang vấp phải sự đánh giá đầy e ngại của khách hàng. Vậy làm cách nào để giải quyết triệt để những bất cập trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, làm cách nào để đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan trong giao kết hợp đồng, để những lùm xùm liên quan đến bảo hiểm nhân thọ không còn là “câu chuyện dài kỳ”?

Chấn chỉnh đại lý bảo hiểm nhân thọ: làm sao để không là “chuyện dài kỳ”? (14/4/2023)

Vụ lùm xùm liên quan đến một nữ diễn viên mới đây một lần nữa lại “đốt nóng” thị trường bảo hiểm nhân thọ. Còn nhớ, chỉ cách đây một tháng, dư luận cũng từng “dậy sóng” khi người dân mang đơn cầu cứu khắp nơi, căng băng-rôn phản ứng vì gửi tiết kiệm bị biến thành hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, buộc Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính phải đồng loạt thanh tra. Còn trường hợp lần này, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cũng đã ra văn bản yêu cầu các doanh nghiệp bảo hiểm tăng cường giám sát việc thực hiện hợp đồng đại lý. Có thể thấy, trong những vụ tranh chấp liên quan đến bảo hiểm nhân thọ, khâu tư vấn đang được xem là mắt xích yếu nhất, là một phần nguyên nhân khiến cho bảo hiểm nhân thọ vốn là một sản phẩm có tính nhân văn cao nhưng lại đang vấp phải sự đánh giá đầy e ngại của khách hàng. Vậy làm cách nào để giải quyết triệt để những bất cập trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, làm cách nào để đảm bảo trách nhiệm và quyền lợi của các bên liên quan trong giao kết hợp đồng, để những lùm xùm liên quan đến bảo hiểm nhân thọ không còn là “câu chuyện dài kỳ”?

Thước đo Papi và áp lực cải cách (13/4/2023)

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2022 vừa được Chương trình phát triển Liên hiệp quốc công bố hôm qua (12/4). So với năm 2021, 33 tỉnh, thành phố có mức độ cải thiện đáng kể ở chỉ số nội dung "Tham gia của người dân ở cấp cơ sở"; 18 tỉnh, thành phố cải thiện ở nội dung "Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương" trong kết quả PAPI năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn 18 tỉnh, thành phố giảm sút ở chỉ số nội dung "Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" và "Cung ứng dịch vụ công". Đặc biệt, tỷ lệ người được hỏi cho rằng tham nhũng là vấn đề hệ trọng cần Nhà nước tập trung giải quyết đã tăng 4,8% so với năm 2021. Có địa phương, 90% người dân cho biết vẫn phải chi “lót tay” xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Nhìn tổng thể, Chỉ số PAPI những năm qua đã thúc đẩy trách nhiệm giải trình với người dân của các cấp chính quyền, đóng góp vào quá trình đổi mới và sáng tạo trong khu vực công. Đây cũng là cơ sở để các địa phương nhìn lại, điều chỉnh chính sách, phục vụ người dân tốt hơn. Bà Đỗ Thanh Huyền, Chuyên gia phân tích chính sách công, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, thành viên nhóm nghiên cứu PAPI sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.

Thước đo Papi và áp lực cải cách (13/4/2023)

Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) 2022 vừa được Chương trình phát triển Liên hiệp quốc công bố hôm qua (12/4). So với năm 2021, 33 tỉnh, thành phố có mức độ cải thiện đáng kể ở chỉ số nội dung "Tham gia của người dân ở cấp cơ sở"; 18 tỉnh, thành phố cải thiện ở nội dung "Công khai, minh bạch trong việc ra quyết định ở địa phương" trong kết quả PAPI năm 2022. Tuy nhiên, vẫn còn 18 tỉnh, thành phố giảm sút ở chỉ số nội dung "Kiểm soát tham nhũng trong khu vực công" và "Cung ứng dịch vụ công". Đặc biệt, tỷ lệ người được hỏi cho rằng tham nhũng là vấn đề hệ trọng cần Nhà nước tập trung giải quyết đã tăng 4,8% so với năm 2021. Có địa phương, 90% người dân cho biết vẫn phải chi “lót tay” xin giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Nhìn tổng thể, Chỉ số PAPI những năm qua đã thúc đẩy trách nhiệm giải trình với người dân của các cấp chính quyền, đóng góp vào quá trình đổi mới và sáng tạo trong khu vực công. Đây cũng là cơ sở để các địa phương nhìn lại, điều chỉnh chính sách, phục vụ người dân tốt hơn. Bà Đỗ Thanh Huyền, Chuyên gia phân tích chính sách công, Chương trình phát triển Liên hợp quốc tại Việt Nam, thành viên nhóm nghiên cứu PAPI sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.