Nông thôn năng động – Cộng đồng sáng tạo- Di sản gắn kết (14/3/2023)

Thời gian gần đây, việc phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã mang lại những lợi ích kép, tận dụng được lợi thế cảnh quan tự nhiên, văn hoá truyền thống, sản phẩm đặc trưng vùng miền, những điểm du lịch ở nông thôn đã trở thành điểm tìm về hấp dẫn của nhiều du khách, đồng thời mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân, làng quê cũng bừng dậy, khởi sắc hơn. Tiếp tục nhấn mạnh về phát triển du lịch nông thôn, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã nhấn mạnh đến nội dung: triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng thí điểm và phát triển mô hình “Nông thôn năng động – Cộng đồng sáng tạo – Di sản gắn kết”. Vậy mô hình “Nông thôn năng động – Cộng đồng sáng tạo- Di sản gắn kết” được Nghị quyết của Chính phủ nhắc đến là gì và sẽ được phát triển ra sao trong thời gian tới?

Nông thôn năng động – Cộng đồng sáng tạo- Di sản gắn kết (14/3/2023)

Thời gian gần đây, việc phát triển du lịch nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới đã mang lại những lợi ích kép, tận dụng được lợi thế cảnh quan tự nhiên, văn hoá truyền thống, sản phẩm đặc trưng vùng miền, những điểm du lịch ở nông thôn đã trở thành điểm tìm về hấp dẫn của nhiều du khách, đồng thời mang lại thu nhập cao hơn cho người nông dân, làng quê cũng bừng dậy, khởi sắc hơn. Tiếp tục nhấn mạnh về phát triển du lịch nông thôn, Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 27/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành TW Đảng khoá XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đã nhấn mạnh đến nội dung: triển khai hiệu quả Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới; xây dựng thí điểm và phát triển mô hình “Nông thôn năng động – Cộng đồng sáng tạo – Di sản gắn kết”. Vậy mô hình “Nông thôn năng động – Cộng đồng sáng tạo- Di sản gắn kết” được Nghị quyết của Chính phủ nhắc đến là gì và sẽ được phát triển ra sao trong thời gian tới?

Kỷ niệm 75 năm: "CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy" (10/3/2023)

Đầu năm 1948, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức tại Tuyên Quang. Hội nghị đã phát động phong trào thi đua: “Rèn cán bộ, lập chiến công” trong toàn lực lượng Công an nhân dân (CAND). Sau khi dự Hội nghị, ông Hoàng Mai, Giám đốc Sở Công an Khu XII đã viết thư kính gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh có nguyện vọng xin ý kiến chỉ đạo của Bác về nhiệm vụ, biện pháp công tác, nội dung giáo dục đạo đức, tác phong cho cán bộ, chiến sỹ Công an; tôn chỉ, mục đích và những việc phải làm của báo chí Công an. Đáp ứng nguyện vọng đó, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có thư gửi Giám đốc Sở Công an Khu XII, trong thư Bác dạy: “…Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc. Đặc biệt, trên tờ báo phải luôn nhắc nhở anh em rèn luyện tư cách đạo đức. Tư cách người Công an cách mệnh là: Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo". 75 năm qua, Sáu điều dạy của Bác về “Tư cách người công an cách mệnh” vẫn còn nguyên giá trị và luôn có tính thời sự sâu sắc. Phát huy vai trò "nòng cốt" trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, toàn lực lượng CAND đã và đang tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Kỷ niệm 75 năm: "CAND học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy" (10/3/2023)

Đầu năm 1948, Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 2 được tổ chức tại Tuyên Quang. Hội nghị đã phát động phong trào thi đua: “Rèn cán bộ, lập chiến công” trong toàn lực lượng Công an nhân dân (CAND). Sau khi dự Hội nghị, ông Hoàng Mai, Giám đốc Sở Công an Khu XII đã viết thư kính gửi lên Chủ tịch Hồ Chí Minh có nguyện vọng xin ý kiến chỉ đạo của Bác về nhiệm vụ, biện pháp công tác, nội dung giáo dục đạo đức, tác phong cho cán bộ, chiến sỹ Công an; tôn chỉ, mục đích và những việc phải làm của báo chí Công an. Đáp ứng nguyện vọng đó, ngày 11/3/1948, Bác Hồ đã có thư gửi Giám đốc Sở Công an Khu XII, trong thư Bác dạy: “…Công an của ta là Công an nhân dân, vì dân mà phục vụ và dựa vào nhân dân mà làm việc. Đặc biệt, trên tờ báo phải luôn nhắc nhở anh em rèn luyện tư cách đạo đức. Tư cách người Công an cách mệnh là: Đối với tự mình, phải cần, kiệm, liêm, chính. Đối với đồng sự, phải thân ái giúp đỡ. Đối với Chính phủ, phải tuyệt đối trung thành. Đối với nhân dân, phải kính trọng, lễ phép. Đối với công việc, phải tận tụy. Đối với địch, phải cương quyết, khôn khéo". 75 năm qua, Sáu điều dạy của Bác về “Tư cách người công an cách mệnh” vẫn còn nguyên giá trị và luôn có tính thời sự sâu sắc. Phát huy vai trò "nòng cốt" trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, toàn lực lượng CAND đã và đang tiếp tục đẩy mạnh phong trào học tập, thực hiện Sáu điều Bác Hồ dạy, gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại.

Gỡ khó về thuốc, thiết bị, vật tư y tế: Cần hành lang pháp lý đầy đủ (9/3/2023)

Sau khi hàng loạt bệnh viện lên tiếng việc thiếu trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất, thậm chí có nơi dừng mổ phiên và ưu tiên mổ cấp cứu, chỉ trong 2 ngày mùng 3- 4/3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành 2 văn bản là Nghị định 07 và Nghị quyết 30 nhằm tháo gỡ những nút thắt cho ngành y tế. Với nhiều điểm mới, 2 văn bản này giúp công tác mua sắm, đấu thầu và thanh toán Bảo hiểm y tế đối với trang thiết bị, vật tư y tế thông thoáng hơn, đồng thời tạo đà để các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với mục tiêu tất cả vì người bệnh.- Có thể khẳng định rằng, Nghị định 07 và Nghị quyết số 30 của Chính phủ được ban hành kịp thời với nhiều điểm mới quan trọng đã đem lại niềm vui cho người bệnh và các bệnh viện, kỳ vọng những khó khăn về trang thiết bị y tế và thuốc men sẽ sớm được tháo gỡ. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu hỏi đặt ra trong việc thực thi, trong đó có việc hoàn thiện hành lang pháp lý để các bệnh viện chủ động mua sắm trang thiết bị y tế và thuốc để đảm bảo công tác khám chữa bệnh được liên tục.Bà Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu quốc hội khóa XV cùng tham gia bàn luận chủ đề này.

Gỡ khó về thuốc, thiết bị, vật tư y tế: Cần hành lang pháp lý đầy đủ (9/3/2023)

Sau khi hàng loạt bệnh viện lên tiếng việc thiếu trang thiết bị y tế, vật tư, hóa chất, thậm chí có nơi dừng mổ phiên và ưu tiên mổ cấp cứu, chỉ trong 2 ngày mùng 3- 4/3 vừa qua, Chính phủ đã ban hành 2 văn bản là Nghị định 07 và Nghị quyết 30 nhằm tháo gỡ những nút thắt cho ngành y tế. Với nhiều điểm mới, 2 văn bản này giúp công tác mua sắm, đấu thầu và thanh toán Bảo hiểm y tế đối với trang thiết bị, vật tư y tế thông thoáng hơn, đồng thời tạo đà để các cơ sở y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh với mục tiêu tất cả vì người bệnh.- Có thể khẳng định rằng, Nghị định 07 và Nghị quyết số 30 của Chính phủ được ban hành kịp thời với nhiều điểm mới quan trọng đã đem lại niềm vui cho người bệnh và các bệnh viện, kỳ vọng những khó khăn về trang thiết bị y tế và thuốc men sẽ sớm được tháo gỡ. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều câu hỏi đặt ra trong việc thực thi, trong đó có việc hoàn thiện hành lang pháp lý để các bệnh viện chủ động mua sắm trang thiết bị y tế và thuốc để đảm bảo công tác khám chữa bệnh được liên tục.Bà Phạm Khánh Phong Lan, Đại biểu quốc hội khóa XV cùng tham gia bàn luận chủ đề này.

Khẳng định vai trò và vị thế của phụ nữ trong xã hội hiện đại (08/3/2023)

Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Tiếp nối truyền thống đó, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại… Những đóng góp của phụ nữ không chỉ tạo ra một xã hội tiến bộ, văn minh mà còn phát triển chính bản thân người phụ nữ. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Điều đó được thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa vai trò và vị thế xã hội của phụ nữ. Vì vậy, để tạo ra sự cân bằng giữa vị trí và vai trò của phụ nữ, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giới và vấn đề bình đẳng giới.

Khẳng định vai trò và vị thế của phụ nữ trong xã hội hiện đại (08/3/2023)

Trong suốt chiều dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng nên truyền thống bản sắc của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang”. Tiếp nối truyền thống đó, trong xu thế hội nhập và phát triển của đất nước, phụ nữ Việt Nam tiếp tục vượt qua mọi thành kiến và thử thách, vươn lên đóng góp tích cực vào các hoạt động xã hội, duy trì ảnh hưởng của mình trên nhiều lĩnh vực như tham gia quản lý nhà nước, tham gia xóa đói giảm nghèo, xây dựng gia đình hạnh phúc, tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tham gia hoạt động đối ngoại… Những đóng góp của phụ nữ không chỉ tạo ra một xã hội tiến bộ, văn minh mà còn phát triển chính bản thân người phụ nữ. Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm lãnh đạo công tác phụ nữ và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới. Điều đó được thể hiện xuyên suốt trong các Nghị quyết Đại hội Đảng, các Nghị quyết và Chỉ thị của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác quần chúng, công tác vận động phụ nữ, công tác cán bộ nữ. Tuy nhiên, thực tế hiện nay vẫn còn sự chênh lệch khá lớn giữa vai trò và vị thế xã hội của phụ nữ. Vì vậy, để tạo ra sự cân bằng giữa vị trí và vai trò của phụ nữ, cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giới và vấn đề bình đẳng giới.