Đạt tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra: Nông sản Việt vươn ra biển lớn (03/1/2023)

Năm 2022 vừa qua, ngành Nông nghiệp gặp phải vô vàn khó khăn do ảnh hưởng lạm phát trên toàn cầu, từ xung đột Nga – Ucraina, khiến cho giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng với tốc độ phi mã, gây ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề. Ngoài ra, những khó khăn còn tồn tại từ nhiều năm trước cũng góp phần gây tác động lớn đối với ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, với nỗ lực vượt khó của cả bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân, với nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao đã được xuất chính ngạch, đi các thị trường được xem là khó tính, mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt ra thế giới. Gạo Việt lên kệ siêu thị Pháp, trái cây mở rộng thị trường sang Mỹ hay Việt Nam ký nhiều nghị định thư, nhiều hàng hóa xuất khẩu lập kỷ lục mới… Nhờ vậy, năm 2022, Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD, vượt xa mục tiêu được giao là 50 tỷ USD. Kết quả này tạo sức bật tăng trưởng giá trị xuất vượt bậc trong năm nay 2023, năm mà được nhìn nhận sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách lớn, để tiếp tục khẳng định vai trò Nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, đặc biệt trong khó khăn.

Đạt tăng trưởng vượt xa mục tiêu đề ra: Nông sản Việt vươn ra biển lớn (03/1/2023)

Năm 2022 vừa qua, ngành Nông nghiệp gặp phải vô vàn khó khăn do ảnh hưởng lạm phát trên toàn cầu, từ xung đột Nga – Ucraina, khiến cho giá nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng với tốc độ phi mã, gây ảnh hưởng tới nhiều ngành nghề. Ngoài ra, những khó khăn còn tồn tại từ nhiều năm trước cũng góp phần gây tác động lớn đối với ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, với nỗ lực vượt khó của cả bộ, ngành, chính quyền địa phương và người dân, với nhiều giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản, nhiều sản phẩm, nhóm sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao đã được xuất chính ngạch, đi các thị trường được xem là khó tính, mở rộng cánh cửa cho nông sản Việt ra thế giới. Gạo Việt lên kệ siêu thị Pháp, trái cây mở rộng thị trường sang Mỹ hay Việt Nam ký nhiều nghị định thư, nhiều hàng hóa xuất khẩu lập kỷ lục mới… Nhờ vậy, năm 2022, Kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt hơn 53 tỷ USD, vượt xa mục tiêu được giao là 50 tỷ USD. Kết quả này tạo sức bật tăng trưởng giá trị xuất vượt bậc trong năm nay 2023, năm mà được nhìn nhận sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách lớn, để tiếp tục khẳng định vai trò Nông nghiệp là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế, đặc biệt trong khó khăn.

Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới (2/1/2023)

Trong những ngày cuối cùng của năm 2022, tại Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) và tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ năm 2023 và trong thời gian tới của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2023 là Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, dứt khoát phải xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Vậy, để 2023 này thực sự là năm dữ liệu số như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đang đặt ra những vấn đề gì cần quan tâm. Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và phát triển truyền thông IPS, Hội Truyền thông số Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới (2/1/2023)

Trong những ngày cuối cùng của năm 2022, tại Hội nghị Sơ kết 1 năm triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án 06) và tổng kết hoạt động năm 2022, triển khai các nhiệm vụ năm 2023 và trong thời gian tới của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, năm 2023 là Năm Dữ liệu số, tạo lập và khai thác dữ liệu để tạo ra giá trị mới, dứt khoát phải xây dựng Trung tâm Dữ liệu quốc gia để phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa độc lập, tự chủ gắn với tích cực, chủ động hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Vậy, để 2023 này thực sự là năm dữ liệu số như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đang đặt ra những vấn đề gì cần quan tâm. Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và phát triển truyền thông IPS, Hội Truyền thông số Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Kỳ họp bất thường, bàn về những vấn đề không bình thường nảy sinh trong đời sống xã hội (04/1/2022)

Quốc hội khoá XI đã khai mạc kỳ họp bất thường. Bốn nội dung sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kì họp đó là: dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Có thể khẳng định, đây là kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử Quốc hội để bàn về những vấn đề không bình thường nẩy sinh của đời sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Kỳ họp này xuất phát từ nhu cầu thực tế, cần có những quyết sách kịp thời để ổn định nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư kinh doanh… Với tinh thần "vào cuộc từ sớm, từ xa", Quốc hội đã chủ động, lên kế hoạch, lấy ý kiến các chuyên gia nhằm góp phần làm rõ, củng cố luận cứ khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong ban hành chính sách.

Kỳ họp bất thường, bàn về những vấn đề không bình thường nảy sinh trong đời sống xã hội (04/1/2022)

Quốc hội khoá XI đã khai mạc kỳ họp bất thường. Bốn nội dung sẽ được trình Quốc hội xem xét, quyết định tại kì họp đó là: dự thảo Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; chủ trương đầu tư dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2021-2025; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư công, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Điện lực, Luật Doanh nghiệp, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Thi hành án dân sự; dự thảo Nghị quyết thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ. Có thể khẳng định, đây là kỳ họp bất thường đầu tiên trong lịch sử Quốc hội để bàn về những vấn đề không bình thường nẩy sinh của đời sống xã hội, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay. Kỳ họp này xuất phát từ nhu cầu thực tế, cần có những quyết sách kịp thời để ổn định nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư kinh doanh… Với tinh thần "vào cuộc từ sớm, từ xa", Quốc hội đã chủ động, lên kế hoạch, lấy ý kiến các chuyên gia nhằm góp phần làm rõ, củng cố luận cứ khoa học và thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế trong ban hành chính sách.