Hiệp định Paris, đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam và những bài học đặt ra trong bối cảnh mới (27/1/2023)

Ngày này cách đây 50 năm trước, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự ở miền Nam Việt Nam. Với Hiệp định này, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu đánh cho Mỹ cút, mở ra thuận lợi mới cho mục tiêu đánh cho Ngụy nhào, tạo tiền đề giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước với đại thắng mùa xuân năm 1975. Tuy nhiên, để buộc Mỹ ký vào bản Hiệp định Paris năm 1973 là một chặng đường đầy chông gai kéo dài hơn 4 năm 8 tháng. Đây cũng là một trong những cuộc đấu tranh dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế kỷ 20. Để đạt được thắng lợi cuối cùng trên bàn đàm phán Paris năm ấy, chúng ta đã mất hơn 10 năm chuẩn bị với những nỗ lực phi thường trên mặt trận quân sự và ngoại giao. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS- NGND Vũ Dương Ninh, nguyên Chủ nghiệm khoa quốc tế học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, nhà nghiên cứu lịch sử quốc tế và PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng viện lịch sử Đảng, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam trong phần đầu của Câu chuyện Thời sự và Đại sứ Ngô Quang Xuân, nguyên Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ trong Phần 2.

Hiệp định Paris, đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam và những bài học đặt ra trong bối cảnh mới (27/1/2023)

Ngày này cách đây 50 năm trước, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự ở miền Nam Việt Nam. Với Hiệp định này, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu đánh cho Mỹ cút, mở ra thuận lợi mới cho mục tiêu đánh cho Ngụy nhào, tạo tiền đề giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước với đại thắng mùa xuân năm 1975. Tuy nhiên, để buộc Mỹ ký vào bản Hiệp định Paris năm 1973 là một chặng đường đầy chông gai kéo dài hơn 4 năm 8 tháng. Đây cũng là một trong những cuộc đấu tranh dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế kỷ 20. Để đạt được thắng lợi cuối cùng trên bàn đàm phán Paris năm ấy, chúng ta đã mất hơn 10 năm chuẩn bị với những nỗ lực phi thường trên mặt trận quân sự và ngoại giao. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS- NGND Vũ Dương Ninh, nguyên Chủ nghiệm khoa quốc tế học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, nhà nghiên cứu lịch sử quốc tế và PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng viện lịch sử Đảng, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam trong phần đầu của Câu chuyện Thời sự và Đại sứ Ngô Quang Xuân, nguyên Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ trong Phần 2.

Để Tết cổ truyền trở thành nguồn năng lượng cho phát triển

Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của người Việt Nam. Trải qua thời gian, ngày nay, trong nhịp sống hối hả, trong tâm thức của nhiều người Việt, Tết vẫn là dịp gia đình đoàn tụ cùng nhau quây quần bên mâm cơm, cùng nhau thăm hỏi người thân, cùng nhau đi lễ, chúc tết đầu năm… cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Nhiều phong tục ngày Tết vẫn được lưu giữ từ năm này qua năm khác, từ đời này qua đời khác như cúng ông công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, dọn dẹp nhà cửa, bày mâm ngũ quả, đón giao thừa, xông đất, hái lộc, đi lễ đầu năm, lì xì… làm cho Tết của người Việt có những nét rất riêng. Tuy nhiên, từ thực tế “đón Tết” những năm qua, khi những phong tục đẹp không còn giữ được ý nghĩa ban đầu, hoặc không còn được duy trì ở nhiều gia đình, thì đã có những tranh luận, liệu thời “4.0”, Tết có mất dần ý nghĩa, sự thiêng liêng? Làm sao để gìn giữ, phát huy những nét đẹp của Tết cổ truyền, để Tết trở thành nguồn năng lượng cho mỗi người, mỗi nhà, góp phần tạo thành sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của quốc gia? TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội sẽ cùng bàn luận về nội dung này.

Để Tết cổ truyền trở thành nguồn năng lượng cho phát triển

Tết Nguyên Đán là tết cổ truyền của người Việt Nam. Trải qua thời gian, ngày nay, trong nhịp sống hối hả, trong tâm thức của nhiều người Việt, Tết vẫn là dịp gia đình đoàn tụ cùng nhau quây quần bên mâm cơm, cùng nhau thăm hỏi người thân, cùng nhau đi lễ, chúc tết đầu năm… cầu mong một năm mới an lành, may mắn, an khang, thịnh vượng. Nhiều phong tục ngày Tết vẫn được lưu giữ từ năm này qua năm khác, từ đời này qua đời khác như cúng ông công ông Táo ngày 23 tháng Chạp, dọn dẹp nhà cửa, bày mâm ngũ quả, đón giao thừa, xông đất, hái lộc, đi lễ đầu năm, lì xì… làm cho Tết của người Việt có những nét rất riêng. Tuy nhiên, từ thực tế “đón Tết” những năm qua, khi những phong tục đẹp không còn giữ được ý nghĩa ban đầu, hoặc không còn được duy trì ở nhiều gia đình, thì đã có những tranh luận, liệu thời “4.0”, Tết có mất dần ý nghĩa, sự thiêng liêng? Làm sao để gìn giữ, phát huy những nét đẹp của Tết cổ truyền, để Tết trở thành nguồn năng lượng cho mỗi người, mỗi nhà, góp phần tạo thành sức mạnh nội sinh trong quá trình phát triển của quốc gia? TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội sẽ cùng bàn luận về nội dung này.

Bước tiến trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (16/1/2023)

Vừa qua, chủ trì phiên họp thứ 23 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định, qua 10 năm, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhận thức ngày càng sâu, quyết tâm ngày càng cao hơn, cách làm ngày càng bài bản, lớp lang hơn, số lượng vụ án đưa ra xử lý ngày càng nhiều trên hầu hết các lĩnh vực, ở cả các địa phương. Năm 2022, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn. Nhất là gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm, miễn nhiệm, từ chức theo quy định của Đảng, Nhà nước, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2022. Có thể thấy, bước tiến trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thể hiện ở cách làm ngày càng bài bản, lớp lang, chắc chắn hơn và thuyết phục hơn. Bên cạnh đó, công tác này đã được thực hiện rất nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái, nhân tình nhưng vẫn đủ răn đe và giáo dục, ngăn ngừa là chính. PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn về câu chuyện này.

Bước tiến trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (16/1/2023)

Vừa qua, chủ trì phiên họp thứ 23 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - Trưởng Ban Chỉ đạo khẳng định, qua 10 năm, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhận thức ngày càng sâu, quyết tâm ngày càng cao hơn, cách làm ngày càng bài bản, lớp lang hơn, số lượng vụ án đưa ra xử lý ngày càng nhiều trên hầu hết các lĩnh vực, ở cả các địa phương. Năm 2022, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được đẩy mạnh, có bước tiến mới, quyết liệt, đồng bộ, toàn diện và hiệu quả hơn. Nhất là gắn phòng, chống tham nhũng, tiêu cực với công tác cán bộ, xử lý nghiêm sai phạm, miễn nhiệm, từ chức theo quy định của Đảng, Nhà nước, để lại dấu ấn tốt, củng cố thêm niềm tin của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi nhiệm vụ kinh tế-xã hội năm 2022. Có thể thấy, bước tiến trong công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thể hiện ở cách làm ngày càng bài bản, lớp lang, chắc chắn hơn và thuyết phục hơn. Bên cạnh đó, công tác này đã được thực hiện rất nhân văn, nhân nghĩa, nhân ái, nhân tình nhưng vẫn đủ răn đe và giáo dục, ngăn ngừa là chính. PGS.TS Lê Văn Cường, Phó Viện trưởng Viện Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn về câu chuyện này.

Không chủ quan với Covid-19 trong dịp Tết khi một số biến thể phụ mới xuất hiện (13/1/2022)

Nhằm tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Bộ Y tế mới đây ban hành Công điện khẩn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; các bệnh viện trực thuộc Bộ. Trong văn bản này, Bộ Y tế nhấn mạnh các địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu, phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc COVID-19 để xử lý kịp thời, đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2; đẩy mạnh giám sát tại cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh nhằm sớm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường. Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại. Tại nước ta, kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự dịch chuyển từ biến thể phụ BA.5 của Omicrion sang biến thể phụ BA.2.75 trong 3 tháng cuối năm ngoái. Ngoài ra, còn ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.5 vào tháng 12 năm 2022, đây được coi là biến thể siêu lây nhiễm đang xuất hiện tại gần 30 quốc gia, trong đó có những nước dịch bệnh đang bùng phát mạnh. Đáng chú ý là từ ngày 8/1, Trung Quốc đã mở cửa biên giới với các nước, trong đó có Việt Nam. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 tại Trung Quốc, nhiều người dân lo ngại nguy cơ dịch bệnh với biến thể mới xâm nhập và bùng phát tại nước ta. Khi Tết Nguyên đán cận kề, hoạt động giao thương, đi lại sôi động như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh với những biến thể mới cần thực hiện như thế nào? Đâu là những giải pháp phù hợp để phòng chống dịch bệnh?

Không chủ quan với Covid-19 trong dịp Tết khi một số biến thể phụ mới xuất hiện (13/1/2022)

Nhằm tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023, Bộ Y tế mới đây ban hành Công điện khẩn gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Viện Vệ sinh dịch tễ, Pasteur; các bệnh viện trực thuộc Bộ. Trong văn bản này, Bộ Y tế nhấn mạnh các địa phương tăng cường giám sát chặt chẽ dịch bệnh tại các cửa khẩu, phát hiện trường hợp nghi ngờ, mắc COVID-19 để xử lý kịp thời, đặc biệt các đối tượng nhập cảnh từ các khu vực đang bùng phát dịch, từ các nơi xuất hiện các biến thể mới, nguy hiểm của virus SARS-CoV-2; đẩy mạnh giám sát tại cộng đồng, tại các cơ sở khám, chữa bệnh nhằm sớm phát hiện sớm các ổ dịch, chùm ca bệnh có diễn biến, đặc điểm bất thường. Trước đó, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thông tin về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát trở lại. Tại nước ta, kết quả nghiên cứu cho thấy, có sự dịch chuyển từ biến thể phụ BA.5 của Omicrion sang biến thể phụ BA.2.75 trong 3 tháng cuối năm ngoái. Ngoài ra, còn ghi nhận sự xuất hiện của biến thể phụ XBB.1.5 vào tháng 12 năm 2022, đây được coi là biến thể siêu lây nhiễm đang xuất hiện tại gần 30 quốc gia, trong đó có những nước dịch bệnh đang bùng phát mạnh. Đáng chú ý là từ ngày 8/1, Trung Quốc đã mở cửa biên giới với các nước, trong đó có Việt Nam. Với diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 tại Trung Quốc, nhiều người dân lo ngại nguy cơ dịch bệnh với biến thể mới xâm nhập và bùng phát tại nước ta. Khi Tết Nguyên đán cận kề, hoạt động giao thương, đi lại sôi động như hiện nay, việc kiểm soát dịch bệnh với những biến thể mới cần thực hiện như thế nào? Đâu là những giải pháp phù hợp để phòng chống dịch bệnh?