Báo chí- Cầu nối Quốc hội với cử tri (09/6/2023)

Trong quá trình hoạt động của Quốc hội và HĐND, báo chí luôn giữ vai trò là cầu nối quan trọng giữa các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử với cử tri, Nhân dân cả nước. Báo chí không chỉ thông tin về các hoạt động của Quốc hội, HĐND mà còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân tới Quốc hội, HĐND, làm cho hoạt động của các cơ quan dân cử ngày càng trở nên gần gũi, gắn bó mật thiết hơn với Nhân dân. Báo chí đã bám sát thực tiễn, phát hiện vấn đề, phân tích sâu sắc toàn diện, đề xuất những cơ chế, chính sách, vấn đề mới trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Qua đó, tạo sự lan tỏa tích cực, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, sức sáng tạo trong nhân dân, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ghi nhận và tôn vinh những tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc về đề tài cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, vào tối 9/6, tại Hà Nội sẽ diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (gọi tắt là Giải Diên Hồng) lần thứ nhất. Để hiểu thêm vai trò của báo chí với Quốc hội và quá trình tổ chức Giải báo chí Diên Hồng, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo, Trưởng Ban tổ chức giải sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Báo chí- Cầu nối Quốc hội với cử tri (09/6/2023)

Trong quá trình hoạt động của Quốc hội và HĐND, báo chí luôn giữ vai trò là cầu nối quan trọng giữa các cơ quan dân cử, đại biểu dân cử với cử tri, Nhân dân cả nước. Báo chí không chỉ thông tin về các hoạt động của Quốc hội, HĐND mà còn phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân tới Quốc hội, HĐND, làm cho hoạt động của các cơ quan dân cử ngày càng trở nên gần gũi, gắn bó mật thiết hơn với Nhân dân. Báo chí đã bám sát thực tiễn, phát hiện vấn đề, phân tích sâu sắc toàn diện, đề xuất những cơ chế, chính sách, vấn đề mới trong công tác lập pháp, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Qua đó, tạo sự lan tỏa tích cực, khơi dậy khát vọng phát triển đất nước, sức sáng tạo trong nhân dân, góp phần củng cố vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Ghi nhận và tôn vinh những tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc về đề tài cơ quan dân cử và đại biểu dân cử, vào tối 9/6, tại Hà Nội sẽ diễn ra Lễ tổng kết và trao giải Báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng nhân dân (gọi tắt là Giải Diên Hồng) lần thứ nhất. Để hiểu thêm vai trò của báo chí với Quốc hội và quá trình tổ chức Giải báo chí Diên Hồng, Tổng thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Bùi Văn Cường, Phó Trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo, Trưởng Ban tổ chức giải sẽ cùng bàn luận chủ đề này.

Cần những giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng cài cắm lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật? (29/5/2023)

Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Đây cũng là trăn trở của nhiều Đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội. Vậy cần nhận diện lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như thế nào và cần những giải pháp gì để khắc phục? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.

Cần những giải pháp gì để ngăn chặn tình trạng cài cắm lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật? (29/5/2023)

Trong những năm qua, công tác xây dựng pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật ở nước ta đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện cả về nội dung, hình thức và kỹ thuật lập pháp, theo hướng thống nhất, đồng bộ, khả thi, công khai, minh bạch; thể hiện tư duy lập pháp mới trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Tuy đạt được những thành tựu như vậy nhưng đáng tiếc là hệ thống pháp luật vẫn còn những bất cập, hạn chế, đặc biệt là tình trạng lồng ghép, cài cắm “lợi ích nhóm” trong các văn bản quy phạm pháp luật để trục lợi, hay còn gọi là tình trạng “tham nhũng chính sách”. Đây cũng là trăn trở của nhiều Đại biểu Quốc hội trong quá trình thảo luận về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đang diễn ra tại Hà Nội. Vậy cần nhận diện lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật như thế nào và cần những giải pháp gì để khắc phục? Câu chuyện thời sự hôm nay, chúng tôi sẽ bàn về nội dung này với sự tham gia của Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI.