Tạm dừng tăng học phí: Áp lực chất lượng giáo dục Đại học (14/8/2023)

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là học sinh, sinh viên trên trên cả nước bước vào năm học mới. Thời điểm này, những câu chuyện liên quan đến giáo dục là chủ đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD-ĐT thống nhất với các bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo nghị định theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024. Như vậy, đây sẽ là năm thứ 3 liên tiếp các trường đại học không tăng học phí kể từ khi Nghị định 81 có hiệu lực. Việc hoãn, tiếp tục chưa tăng học phí năm học 2023-2024 nhằm giảm gánh nặng cho người dân, đồng thời giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Quyết định này làm cho nhiều phụ huynh, học sinh thở phào, tạm trút gánh nặng học phí trước mắt, song cũng khiến các cơ sở giáo dục công lập - nhất là hệ thống trường đại học chịu nhiều áp lực. PGS TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận vấn đề này.

Tạm dừng tăng học phí: Áp lực chất lượng giáo dục Đại học (14/8/2023)

Chỉ còn hơn 2 tuần nữa là học sinh, sinh viên trên trên cả nước bước vào năm học mới. Thời điểm này, những câu chuyện liên quan đến giáo dục là chủ đề đáng quan tâm của toàn xã hội. Mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GD-ĐT thống nhất với các bộ có liên quan để hoàn thiện dự thảo nghị định theo hướng quy định rõ một số điều khoản về việc chưa triển khai, chưa áp dụng lộ trình cơ chế thu, quản lý học phí quy định tại Nghị định số 81 và không tăng học phí năm học 2023 - 2024. Như vậy, đây sẽ là năm thứ 3 liên tiếp các trường đại học không tăng học phí kể từ khi Nghị định 81 có hiệu lực. Việc hoãn, tiếp tục chưa tăng học phí năm học 2023-2024 nhằm giảm gánh nặng cho người dân, đồng thời giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an sinh xã hội. Quyết định này làm cho nhiều phụ huynh, học sinh thở phào, tạm trút gánh nặng học phí trước mắt, song cũng khiến các cơ sở giáo dục công lập - nhất là hệ thống trường đại học chịu nhiều áp lực. PGS TS Đỗ Chí Nghĩa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội cùng bàn luận vấn đề này.

Ưu tiên cho tăng trưởng, thúc đẩy cả tổng cung, tổng cầu, 3 động lực tăng trưởng (7/8/2023)

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 và 7 tháng năm 2023 diễn ra cuối tuần qua, mặc dù nhận diện còn nhiều khó khăn, thách thức, song, trên cơ sở kết quả kinh tế - xã hội tháng 7 tốt hơn so tháng 6, góp phần vào kết quả chung của 7 tháng; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh “chưa thay đổi mục tiêu về tăng trưởng”. Như vậy trong 6 tháng cuối năm, phải đạt tăng trưởng khoảng 9%. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đặt trọng tâm chỉ đạo, điều hành là “ưu tiên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội…”. Đáng lưu ý, trong 6 nội dung chỉ đạo điều hành, Chính phủ nhấn mạnh việc “Ưu tiên cho tăng trưởng, thúc đẩy cả tổng cung, tổng cầu, 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng)” và “Rút ngắn quy trình, thủ tục xây dựng thể chế và văn bản”. Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký VCCI, Trưởng Ban pháp chế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng bàn luận câu chuyện này.

Ưu tiên cho tăng trưởng, thúc đẩy cả tổng cung, tổng cầu, 3 động lực tăng trưởng (7/8/2023)

Tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 7 và 7 tháng năm 2023 diễn ra cuối tuần qua, mặc dù nhận diện còn nhiều khó khăn, thách thức, song, trên cơ sở kết quả kinh tế - xã hội tháng 7 tốt hơn so tháng 6, góp phần vào kết quả chung của 7 tháng; kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, các cân đối lớn được bảo đảm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh “chưa thay đổi mục tiêu về tăng trưởng”. Như vậy trong 6 tháng cuối năm, phải đạt tăng trưởng khoảng 9%. Để đạt được mục tiêu này, Chính phủ đặt trọng tâm chỉ đạo, điều hành là “ưu tiên tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao đời sống cho nhân dân, bảo đảm an sinh xã hội…”. Đáng lưu ý, trong 6 nội dung chỉ đạo điều hành, Chính phủ nhấn mạnh việc “Ưu tiên cho tăng trưởng, thúc đẩy cả tổng cung, tổng cầu, 3 động lực tăng trưởng (đầu tư, xuất khẩu, tiêu dùng)” và “Rút ngắn quy trình, thủ tục xây dựng thể chế và văn bản”. Ông Đậu Anh Tuấn - Phó Tổng Thư ký VCCI, Trưởng Ban pháp chế - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng bàn luận câu chuyện này.

Tiêu chí nào để việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đảm bảo bài bản, khoa học, hiệu quả? (3/8/2023)

Quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường của thành phố Hà Nội sẽ thuộc diện phải sáp nhập trong giai đoạn 2023-2025 nếu rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo Nghị quyết 35 của Quốc hội. Thông tin này nhận được nhiều ý kiến khác nhau trong những ngày qua. Việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã là việc khó, không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà còn tác động đến vấn đề cán bộ, tổ chức hoạt động của bộ máy và thậm chí là quyền lợi của người dân. Vì thế, mới đây, tại hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn tới phải gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tạo ra không gian phát triển mới, tư duy mới, tầm nhìn mới. Để thực hiện được yêu cầu đó, chắc chắn, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã không thể là phép cộng cơ học của những tiêu chí về diện tích, dân số. Vậy các tiêu chí nào cần được tính toán để việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đảm bảo bài bản, khoa học, hiệu quả?.Ông Ngô Sách Thực, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Tiêu chí nào để việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đảm bảo bài bản, khoa học, hiệu quả? (3/8/2023)

Quận Hoàn Kiếm và 176 xã, phường của thành phố Hà Nội sẽ thuộc diện phải sáp nhập trong giai đoạn 2023-2025 nếu rà soát và đối chiếu với các tiêu chí theo Nghị quyết 35 của Quốc hội. Thông tin này nhận được nhiều ý kiến khác nhau trong những ngày qua. Việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã là việc khó, không chỉ tác động đến kinh tế, xã hội mà còn tác động đến vấn đề cán bộ, tổ chức hoạt động của bộ máy và thậm chí là quyền lợi của người dân. Vì thế, mới đây, tại hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2030, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn tới phải gắn với đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; tạo ra không gian phát triển mới, tư duy mới, tầm nhìn mới. Để thực hiện được yêu cầu đó, chắc chắn, việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã không thể là phép cộng cơ học của những tiêu chí về diện tích, dân số. Vậy các tiêu chí nào cần được tính toán để việc sắp xếp, sáp nhập các đơn vị hành chính cấp huyện, xã đảm bảo bài bản, khoa học, hiệu quả?.Ông Ngô Sách Thực, nguyên Phó chủ tịch Uỷ ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng bàn luận câu chuyện này.

Vì sao lại có tình trạng này và giải pháp nào để ngăn chặn được hành vi chây ì, trốn nợ đóng BHXH? (02/8/2023)

Theo thống kê từ BHXH Việt Nam, tổng số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các cơ quan, đơn vị trong giai đoạn 2016 – 2022 là trên 10.000 tỷ đồng/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra tại hơn 9.000 đơn vị, kết quả số tiền các đơn vị đã khắc phục, nộp tiền chậm đóng trong thời gian thanh tra kiểm tra trực tiếp là 425,4 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022). Mới đây nhất, UBND Tp.HCM đã đề nghị công an vào cuộc, phối hợp với Bảo hiểm xã hội xác minh, củng cố hồ sơ và đề nghị khởi tố một số DN nợ đóng BHXH. Yêu cầu này của Tp.HCM xuất phát từ thực trạng nợ BHXH trên địa bàn không có chiều hướng giảm với hơn 82.000 DN chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, tổng số tiền hơn 6.222 tỉ đồng. Có thể nói, tình trạng doanh nghiệp chây ì, nợ đóng BHXH ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Thực trạng này rất cần những biện pháp cụ thể, quyết liệt và đồng bộ để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động VN.

Vì sao lại có tình trạng này và giải pháp nào để ngăn chặn được hành vi chây ì, trốn nợ đóng BHXH? (02/8/2023)

Theo thống kê từ BHXH Việt Nam, tổng số tiền chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội của các cơ quan, đơn vị trong giai đoạn 2016 – 2022 là trên 10.000 tỷ đồng/năm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, BHXH Việt Nam đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện thanh tra, kiểm tra tại hơn 9.000 đơn vị, kết quả số tiền các đơn vị đã khắc phục, nộp tiền chậm đóng trong thời gian thanh tra kiểm tra trực tiếp là 425,4 tỷ đồng (tăng 22% so với cùng kỳ năm 2022). Mới đây nhất, UBND Tp.HCM đã đề nghị công an vào cuộc, phối hợp với Bảo hiểm xã hội xác minh, củng cố hồ sơ và đề nghị khởi tố một số DN nợ đóng BHXH. Yêu cầu này của Tp.HCM xuất phát từ thực trạng nợ BHXH trên địa bàn không có chiều hướng giảm với hơn 82.000 DN chậm đóng BHXH, BHTN, BHYT, tổng số tiền hơn 6.222 tỉ đồng. Có thể nói, tình trạng doanh nghiệp chây ì, nợ đóng BHXH ngày càng diễn biến phức tạp, gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người lao động. Thực trạng này rất cần những biện pháp cụ thể, quyết liệt và đồng bộ để bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của người lao động. Đây cũng là nội dung được bàn luận trong câu chuyện thời sự hôm nay với sự tham gia của ông Lê Đình Quảng, phó trưởng Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn lao động VN.

Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (1/8/2023)

Văn kiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu mục tiêu “Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, với điểm mới nổi bật là việc xác định hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường nói chung, nhưng tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta và nâng cao chất lượng thể chế. Cụ thể là hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường vừa qua, Đảng ta đã xác định một trong những cản trở chính là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồng chéo. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhiều ngành, nghề mới ra đời cần phải có môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển. TS Nguyễn Quốc Việt- Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, cùng nhìn nhận về quá trình “Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (1/8/2023)

Văn kiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII nêu mục tiêu “Tiếp tục hoàn thiện toàn diện, đồng bộ thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, với điểm mới nổi bật là việc xác định hoàn thiện đồng bộ thể chế kinh tế thị trường nói chung, nhưng tập trung vào tháo gỡ những điểm nghẽn đang cản trở sự phát triển kinh tế thị trường của nước ta và nâng cao chất lượng thể chế. Cụ thể là hoàn thiện, nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa Nhà nước, thị trường và xã hội; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản trị quốc gia, xây dựng và thực thi pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch. Quá trình chuyển sang kinh tế thị trường vừa qua, Đảng ta đã xác định một trong những cản trở chính là hệ thống pháp luật còn chưa hoàn thiện, chồng chéo. Đồng thời, trước yêu cầu phát triển mới, đặc biệt là do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư nhiều ngành, nghề mới ra đời cần phải có môi trường pháp lý bảo đảm cho sự phát triển. TS Nguyễn Quốc Việt- Phó Viện trưởng phụ trách Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách, Trường ĐH Kinh tế, ĐHQG Hà Nội, cùng nhìn nhận về quá trình “Tháo gỡ các điểm nghẽn và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.