Phát huy nội lực- cách thức để Việt Nam thích ứng và phát triển trong thế giới đầy biến động (24/7/2023)

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với những khó khăn chưa từng có: Từ dịch bệnh, đến những bất ổn địa chính trị toàn cầu, tác động của biến đổi khí hậu… Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu kéo theo những hệ lụy: giảm thu nhập, mất việc, nguy cơ phá sản… Sau đại dịch Covid – 19, mặc dù nền kinh tế của chúng ta không phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề như một số quốc gia khác, nhưng cũng đã có những ảnh hưởng bất lợi, gây khó khăn cho phục hồi và phát triển kinh tế. Việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả- Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII- là hết sức cần thiết để kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, qua đó nâng cao sức mạnh nội lực, xử lý hiệu quả các vấn đề nội tại và thách thức nổi lên, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn- Phó Viện trưởng Viện Kinh tế- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.

Phát huy nội lực- cách thức để Việt Nam thích ứng và phát triển trong thế giới đầy biến động (24/7/2023)

Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XIII trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với những khó khăn chưa từng có: Từ dịch bệnh, đến những bất ổn địa chính trị toàn cầu, tác động của biến đổi khí hậu… Sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu kéo theo những hệ lụy: giảm thu nhập, mất việc, nguy cơ phá sản… Sau đại dịch Covid – 19, mặc dù nền kinh tế của chúng ta không phải hứng chịu sự tàn phá nặng nề như một số quốc gia khác, nhưng cũng đã có những ảnh hưởng bất lợi, gây khó khăn cho phục hồi và phát triển kinh tế. Việc xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả- Theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII- là hết sức cần thiết để kinh tế Việt Nam phát triển nhanh, bền vững, qua đó nâng cao sức mạnh nội lực, xử lý hiệu quả các vấn đề nội tại và thách thức nổi lên, đồng thời nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. PGS.TS Nguyễn Ngọc Toàn- Phó Viện trưởng Viện Kinh tế- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh cùng bàn luận câu chuyện này.

Xây dựng vị trí việc làm: Căn cứ để cải cách tiền lương (18/7/2023)

Trước ngày 10/8, các bộ, ngành phải hoàn tất việc ban hành 2 thông tư làm cơ sở thực hiện việc rà soát, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm công chức, viên chức. Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu lên trong cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức mới đây. Phó Thủ tướng cũng khẳng định: "Đây là nhiệm vụ rất khó, nhạy cảm, nhưng không thể không làm để nâng cao tính minh bạch và chất lượng, hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo tiền đề cải cách chế độ tiền lương". Xây dựng vị trí việc làm đã có một hành trình dài từ nội dung được đưa vào các Nghị quyết của Trung ương cho đến các văn bản thể chế hoá Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và thực tiễn triển khai. Tuy nhiên, khó, rối, phức tạp là tình trạng chung của nhiều cơ quan, đơn vị khi tiến hành công việc này. Tại sao việc xây dựng vị trí việc làm lại khó khăn như vậy? Cần có những đổi mới như thế nào trong nhận thức và cách thức xây dựng để đảm bảo đúng mục đích của hoạt động này là xác định đúng vị trí việc làm, xác định đúng biên chế, cơ cấu ngạch công chức. Tiến sỹ Đinh Duy Hoà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.

Xây dựng vị trí việc làm: Căn cứ để cải cách tiền lương (18/7/2023)

Trước ngày 10/8, các bộ, ngành phải hoàn tất việc ban hành 2 thông tư làm cơ sở thực hiện việc rà soát, phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm công chức, viên chức. Đây là yêu cầu được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang nêu lên trong cuộc họp Ban Chỉ đạo xây dựng và quản lý vị trí việc làm trong các cơ quan, tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức mới đây. Phó Thủ tướng cũng khẳng định: "Đây là nhiệm vụ rất khó, nhạy cảm, nhưng không thể không làm để nâng cao tính minh bạch và chất lượng, hiệu quả đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, tạo tiền đề cải cách chế độ tiền lương". Xây dựng vị trí việc làm đã có một hành trình dài từ nội dung được đưa vào các Nghị quyết của Trung ương cho đến các văn bản thể chế hoá Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và thực tiễn triển khai. Tuy nhiên, khó, rối, phức tạp là tình trạng chung của nhiều cơ quan, đơn vị khi tiến hành công việc này. Tại sao việc xây dựng vị trí việc làm lại khó khăn như vậy? Cần có những đổi mới như thế nào trong nhận thức và cách thức xây dựng để đảm bảo đúng mục đích của hoạt động này là xác định đúng vị trí việc làm, xác định đúng biên chế, cơ cấu ngạch công chức. Tiến sỹ Đinh Duy Hoà, nguyên Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính, Bộ Nội vụ sẽ cùng bàn luận câu chuyện này.