Để văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội: Cần coi văn hóa là tài sản (11/1/2024)
Thứ năm, 15:17, 11/01/2024
Phát triển văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; chú trọng xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh, phát huy những giá trị thuần phong, mỹ tục; ngăn chặn sự suy thoái về đạo đức, lối sống. Đây là quan điểm thứ 5 trong 6 quan điểm, trọng tâm chỉ đạo điều hành của Nghị quyết 01/2024 của chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 2024. Đây tiếp tục là bước cụ thể hóa của chính phủ trong triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về vấn đề phát triển văn hóa: “Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là sức mạnh nội sinh của đất nước; văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”. Vốn văn hóa chính là những giá trị tàng ẩn trong các loại tài sản văn hóa. Nhiều chính sách của chính phủ hiện nay đang khuyến khích để phát triển bền vững dựa vào văn hóa, coi văn hóa ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội – là nguồn tài nguyên to lớn của đất nước. Vậy vốn văn hóa này ở đâu? Tài sản văn hóa đó là gì? Cần sử dụng tài sản văn hóa cho phát triển bền vững như thế nào và loại tài sản này cần được bảo vệ ra sao?
Xem trên các nền tảng khác
Bình luận