Hà Nam: Đến hẹn lại lên nước sông Nhuệ “sủi bọt” trắng xóa (20/01/2021)

Hà Nam: Đến hẹn lại lên nước sông Nhuệ “sủi bọt” trắng xóa (20/01/2021)

Theo số liệu thống kê từ Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam, hằng năm, có từ 10 đến 15 đợt nước thải từ Hà Nội đổ về sông Nhuệ gây ô nhiễm môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Ðáy, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt, sản xuất của nhân dân tỉnh Hà Nam. Đợt ô nhiễm gần đây nhất từ ngày 31/10 đến nay là đợt thứ 12 sông Nhuệ bị ô nhiễm. Đến thời điểm hiện tại, tình trạng ô nhiễm vẫn đang có chiều hướng ra tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nước sông bị ô nhiễm nặng đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh hoạt của người dân và ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Việc ô nhiễm nước này các sông làm thiếu hụt nguồn cấp nước sạch, chất lượng nước sau xử lý không đạt tiêu chuẩn, ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người dân. Ðối với sản xuất nông nghiệp, nước bị ô nhiễm ở mức độ cao đã ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp đồng thời gây ô nhiễm môi trường đất, nước ngầm làm thiệt hại hoạt động trồng trọt, chăn nuôi.

Xác định rõ đối tượng, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường (13/01/2021)

Xác định rõ đối tượng, nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường trong Luật Bảo vệ môi trường (13/01/2021)

Trong quá trình thực hiện Luật Đầu tư 2014 và Luật Bảo vệ môi trường, các cơ quan quản lý ở địa phương và doanh nghiệp phản ánh nhiều vướng mắc liên quan đến sự khác nhau trong các quy định của 2 Luật này về yêu cầu lập, phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường khi thực hiện thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cụ thể theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, khi tiến hành triển khai dự án đầu tư, chủ đầu tư buộc phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, trên thực tế quy trình này thường được chủ đầu tư và các bên liên quan xem nhẹ để nhanh chóng “hợp thức hóa” dự án đầu tư mặc dù đây là công cụ phân tích, dự báo các tác động môi trường của các đề xuất phát triển nhằm phục vụ cho quá trình ra quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Lạng Sơn: Gỡ “nút thắt” về mặt bằng tạo điều kiện thuận lợicho các nhà đầu tư (06/01/2021)

Lạng Sơn: Gỡ “nút thắt” về mặt bằng tạo điều kiện thuận lợicho các nhà đầu tư (06/01/2021)

Thời gian qua, công tác xây dựng cơ bản một số dự án trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bị chậm tiến độ, nguyên nhân chính là do vướng mắc về giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án, nhà đầu tư đến đặt vấn đề đầu tư thì không có mặt bằng sạch để bố trí thực hiện hoặc là quá trình các nhà đầu tư vào triển khai dự án, tiến hành giải phóng mặt bằng bị chậm theo kế hoạch đề ra, nên đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ dự án cũng như là hiệu quả của dự án. Lợi ích từ việc tạo quỹ đất “sạch” nhằm thu hút đầu tư là rất rõ ràng tuy nhiên, quá trình xây dựng quỹ đất “sạch” trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Chính vì vậy, bắt đầu từ tháng 8/2019, UBND tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức họp chuyên đề về công tác giải phóng mặt bằng và việc này đã được duy trì hàng tháng. Trong đó xem xét, giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc mà các huyện, thành phố gặp phải trong quá trình thực hiện.