VOV1 - Sáng ngày 20/6, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám quận Hoàn Kiếm, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ ra quân vận hành phương tiện, thiết bị vệ sinh môi trường trên địa bàn 4 quận nội đô.
VOV1 - Sáng ngày 20/6, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám quận Hoàn Kiếm, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ ra quân vận hành phương tiện, thiết bị vệ sinh môi trường trên địa bàn 4 quận nội đô.
- Hưng Yên: Các dòng sông ô nhiễm nghiêm trọng do nước thải của các doanh nghiệp - Công tác bảo vệ môi trường chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế - Giải đáp thắc mắc môi trường
- Đi tìm dấu vết Sao La - Việt Nam chủ động bước vào 'thập kỷ phục hồi hệ sinh thái' - Giải đáp câu hỏi môi trường
- Bắc Ninh: Làng nghề "mắc kẹt" giữa phát triển với bảo vệ môi trường - Thu hồi các sản phẩm thải bỏ sao cho đúng quy định - Giải đáp môi trường
- Thái Nguyên: Thu hút đầu tư gắn với bảo vệ môi trường - Kiên quyết không vì lợi ích trước mắt mà làm tổn hại môi trường - Giải đáp câu hỏi liên quan đến lĩnh vực môi trường
- Hà Nam: Người dân sống chung với bụi - Vai trò kiểm tra, giám sát của cộng đồng đối với vấn đề môi trường chưa được coi trọng - Giải đáp câu hỏi môi trường
- Bắc Giang: Phát hiện nhiều trường hợp khai thác đất trái phép - Vì sao khó kiểm soát tình trạng khai thác đất trái phép? - Giải đáp câu hỏi liên quan đến lĩnh vực khoáng sản
Chỉ 1 xã mà có đến 8 nhà máy thủy điện. Con số quá lớn các nhà máy thủy điện đang khiến cuộc sống của bà con nhân dân xã Bản Hồ, thị xã Sapa, tỉnh Lào Cai đang gặp rất nhiều khó khăn. Nếu như trước đây, xã Bản Hồ, thị xã Sa Pa là một trong những điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước thì những năm trở gần đây, lượng khách đến với Bản Hồ giảm đi rất nhiều, bởi khung cảnh hoang sơ ở đây đã bị 8 nhà máy thủy điện phá nát. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:
Trong bối cảnh các yêu cầu bảo vệ môi trường ngày càng được coi trọng, luật hóa và tuân thủ, thì vai trò của các tổ chức tín dụng đối với các nhà đầu tư là rất quan trọng bởi nếu không thẩm định kỹ thì họ cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro và thách thức. Trên thế giới, nhiều dự án buộc phải hủy bỏ bởi sự phản đối của cộng đồng và xã hội dù đã được chính phủ chấp thuận triển khai, thậm chí đã được ngân hàng cam kết cấp tín dụng. Tại Việt Nam, những năm trước, nhiều dự án không thân thiện, thậm chí có nguy cơ cao, đối với môi trường đã được cấp phép đầu tư như khoáng sản, nhiệt điện, thủy điện,... mà thiếu sự cân nhắc đầy đủ về bảo vệ môi trường. Chính vì vậy, khi triển khai những dự án này đã gây ra sự phản đối từ phía cộng đồng do các vấn đề liên quan đến tranh chấp đất đai, cản trở sinh kế hoặc ô nhiễm môi trường. Việc thực hiện các dự án này do đó cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro tài chính đối với cả ngân hàng và nhà đầu tư. Đã đến lúc các tổ chức tài chính, đặc biệt là các Ngân hàng thương mại cần cải thiện hệ thống chính sách và thực hành đánh giá rủi ro môi trường – xã hội trước khi ra quyết định đầu tư, cho vay.
Với 7/9 khu công nghiệp đang hoạt động được đầu tư hệ thống xử lý nước thải tập trung, hơn 80% trong số đó đưa vào vận hành và có hệ thống quan trắc nước thải tự động được giám sát chặt chẽ, Vĩnh Phúc là tỉnh tiên phong và đầu tư mạnh cho công tác bảo vệ môi trường các KCN. Việc tỉnh sớm đầu tư đồng bộ và triển khai nhiều giải pháp bảo vệ môi trường nhằm hướng đến mục tiêu phát triển công nghiệp xanh, bền vững. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN:
Những năm qua, các khu công nghiệp đã thu hút ngày càng nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, các địa phương đang đối mặt với những bất cập, tồn tại về bảo vệ môi trường trong các khu công nghiệp. Vậy làm thế nào để kiểm soát được công tác bảo vệ môi trường tại các KCN?