Đảm bảo an ninh năng lượng tạo nền tảng phát triển bền vững (21/07/2021)

Đảm bảo an ninh năng lượng tạo nền tảng phát triển bền vững (21/07/2021)

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển với tốc độ cao, kéo theo đó là sự gia tăng mạnh mẽ nhu cầu về năng lượng. Đây là vấn đề đang đặt ra nhiều thách thức rất lớn khi mà các nguồn năng lượng sơ cấp như than đá, dầu khí… đang cạn kiệt, không đủ cho nhu cầu trong nước. Trong đó, yêu cầu về bảo vệ môi trường đang tạo ra áp lực đối với việc thực hiện chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng gắn với phát triển bền vững. Để có thể đảm bảo cho bài toán an ninh năng lượng quốc gia, phát triển bền vững, nhiều ý kiến cho rằng, cần phải gia tăng các nguồn năng lượng tái tạo vào cơ cấu nguồn điện. Đặc biệt, cần thiết lập các dự án thực hiện chuyển một số nhà máy từ đốt than sang đốt kèm sinh khối hoặc chuyển từ đốt than sang đốt hoàn toàn bằng sinh khối... để có thể giảm thiểu những nguy cơ về ô nhiễm môi trường. Phản ánh của phóng viên Đài TNVN:

Bảo vệ đa dạng sinh học góp phần phát triển bền vững (14/07/2021)

Bảo vệ đa dạng sinh học góp phần phát triển bền vững (14/07/2021)

- Việt Nam là điểm nóng về suy giảm đa dạng sinh học - Phỏng vấn GS-TSKH Nguyễn Ngọc Lung - Viện trưởng Viện Quản lý rừng bền vững và chứng chỉ rừng về những nỗ lực của Việt Nam bảo tồn các loài có nguy cơ tuyệt chủng - Bảo vệ đa dạng sinh học góp phần phát triển bền vững

Hà Nam: Người dân chưa đồng thuận – Khó triển khai dự án KCN Thái Hà (23/06/2021)

Hà Nam: Người dân chưa đồng thuận – Khó triển khai dự án KCN Thái Hà (23/06/2021)

Việc tạo quỹ đất “sạch” được đánh giá là yếu tố quan trọng hàng đầu của tỉnh Hà Nam trong quá trình kêu gọi thu hút đầu tư. Tuy nhiên, trên thực tế, khi triển khai các dự án thường thiếu quỹ đất “sạch”, nên hầu hết các dự án khi thực hiện đều phải bắt đầu từ khâu áp giá, đền bù, giải phóng mặt bằng. Nhiều dự án không có mặt bằng “sạch” hoặc giải phóng mặt bằng chậm đã ảnh hưởng lớn đến tiến độ, hiệu quả của dự án. Cũng chính vì chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng nên đến nay KCN Thái Hà vẫn chưa thể tiến hành san lấp mặt bằng, trong khi những hộ dân đã nhận tiền thì lại nóng lòng muốn KCN được triển khai với mong muốn khi đi vào hoạt động sẽ tạo công ăn việc làm cho lao động, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Vấn đề là một số ít hộ dân còn lại cần nhận thức rõ những lợi ích chung, lâu dài để đồng thuận. Ghi nhận của phóng viên Đài TNVN: