VOV1 - Sáng ngày 20/6, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám quận Hoàn Kiếm, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ ra quân vận hành phương tiện, thiết bị vệ sinh môi trường trên địa bàn 4 quận nội đô.
VOV1 - Sáng ngày 20/6, tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám quận Hoàn Kiếm, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ ra quân vận hành phương tiện, thiết bị vệ sinh môi trường trên địa bàn 4 quận nội đô.
Theo thống kê với khoảng 1,8 triệu tấn rác thải nhựa không được quản lý đổ ra biển, Việt Nam đứng thứ tư trong số năm quốc gia xả rác nhựa ra biển nhiều nhất thế giới. Tại VQG Côn Đảo – Nơi được thế giới công nhận là khu Ramsar thứ 2.203 của thế giới với hệ thống rạn san hô và rừng ngập mặn vô cùng phong phú cũng đã và đang bị đe doạ bởi rác thải nhựa. Từ ca nô chở khách đến khu rừng Ramsar, dọc bờ biển Hòn Tài, các loại chai nhựa, thùng xốp, bao ni lông... nằm dày đặc. Lối dẫn vào khu rừng Ramsar, bao ni lông treo lủng lẳng trên các cây rừng. Nhiều thùng xốp, chai nhựa dính đầy dầu đen kịt nằm la liệt bên bờ rừng. Có cả xô đựng nước cũng theo sóng biển trôi dạt vào bờ. Do vậy, nâng cao ý thức cho người dân và du khách về bảo vệ môi trường khu Ramsar Côn Đảo đang hướng đi mà các ngành chức năng của huyện hướng tới:
Trào lưu dọn rác, hay làm sạch môi trường, nói không với túi nylon, nói không với ống hút nhựa đang được giới trẻ và cộng đồng mạng quan tâm mạnh mẽ với nhiều hành động thiết thực. Nhiều người dọn rác hoặc kêu gọi lập nhóm, tổ chức dọn rác ở những địa điểm chung quanh khu vực mình sống hoặc các điểm du lịch, đăng ảnh lên với hình After và Before (trước và sau) được cộng đồng hưởng ứng mạnh mẽ. Tháng 2 vừa qua, 1 nhóm các bạn trẻ của trường Đại học Vinh, tỉnh Nghệ An đã sáng lập ra nhóm Nghệ An xanh thông qua hành động tình nguyện dọn rác, làm sạch môi trường. Mục đích của nhóm là muốn lan tỏa ý thức bảo vệ cuộc sống xanh sạch đẹp đến tất cả mọi người.
Ngày 12/5 vừa qua, tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm Truyền thông tài nguyên và môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp phối hợp tổ chức Lễ phát động về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước của Việt Nam. Đây là 1 trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm Ngày Quốc tế đa dạng sinh học (22/5). Phản ánh của phóng viên Đài TNVN:
- Tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập liệu có giải quyết được vướng mắc? - Đảo du lịch Bali lần đầu có tàu hút rác thải nhựa ngoài khơi
Tam Giang - Cầu Hai là vùng đầm phá nước lợ lớn nhất Đông Nam Á không chỉ có giá trị cao về tài nguyên, đa dạng sinh học, mà còn có chức năng vô cùng quan trọng về môi trường sinh thái, có vai trò to lớn về cân bằng tự nhiên ven bờ và phát triển kinh tế - xã hội. Việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tam Giang - Cầu Hai là cơ hội rất lớn cho tỉnh Thừa Thiên Huế khai thác hiệu quả, bền vững vùng đầm phá phục vụ cho phát triển theo định hướng Nghị quyết 54 của Bộ chính trị. Đặc biệt, tại tại kỳ họp chuyên đề cuối tháng 3 vừa qua, Hội đồng Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã thông qua Đề án Phát triển kinh tế - xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2030. Theo đó sẽ phát triển hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai trở thành “Công viên đầm phá Quốc gia”:
Nghề đánh bắt thuỷ hải sản tại VQG Xuân Thủy đóng một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của địa phương. Việc tạo điều kiện thuận lợi để ngư dân vươn khơi, bám biển dài ngày là nguồn thu nhập chính giúp nâng cao đời sống ngư dân, đồng thời, đây cũng là cơ sở, môi trường quan trọng để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về nguồn tài nguyên biển, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế, khẳng định và bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biển.
Việt Nam có 9 khu Ramsar (hay còn gọi là khu đất ngập nước) được thế giới công nhận và nhiều khu bảo tồn, vùng đất ngập nước có vai trò và gía trị quan trọng về kinh tế, xã hội, môi trường và văn hoá. Nằm trong vùng nhiệt đới, được xếp thứ 16 trong số các quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất trên thế giới với 12 triệu hecta đất ngập nước, nhưng các vùng đất ngập nước ở Việt Nam đang chịu sự đe doạ của tự nhiên và con người.
- Tăng chế tài xử lý vi phạm xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp - Burigana: Từ huyết mạch của Dhaka đến dòng sông chết
- Sửa đổi Luật đất đai 2013: Gỡ nút thắt về thu hồi, giải phóng mặt bằng - Anh biến rác nhựa thành tác phẩm nghệ thuật
- Đưa đất, đá thải mỏ thành vật liệu san lấp - Thái Lan: Cân bằng phát triển du lịch và bảo vệ môi trường tại vịnh Maya