Tích tụ, tập trung đất đai – Phát huy nguồn lực từ đất (22/7/2020)

Tích tụ, tập trung đất đai – Phát huy nguồn lực từ đất (22/7/2020)

Tích tụ, tập trung đất đai là xu hướng tất yếu trong phát triển nông nghiệp, tạo bước đột phá để nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp trong quá trình hội nhập quốc tế và nâng cao thu nhập, đời sống của nhân dân, từng bước chuyển lao động nông nghiệp sang lao động công nghiệp, dịch vụ trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trong quá trình tập trung, tích tụ đất đai, hiện nay còn đang gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như ruộng đất manh mún, quy mô nhỏ lẻ gây khó khăn cho việc đưa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân sản xuất kinh doanh có nhu cầu mở rộng sản xuất, ứng dụng công nghệ cao nhưng không có diện tích đất đủ lớn để thực hiện.

Giải phóng mặt bằng – Nội dung quan trọng trong sửa đổi Luật đất đai 2013 (15/7/2020)

Giải phóng mặt bằng – Nội dung quan trọng trong sửa đổi Luật đất đai 2013 (15/7/2020)

Thời gian qua, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tạo quỹ đất sạch để đầu tư các dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội được nhiều địa phương xác định là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu. Nhiều chính sách quan tâm đến quyền lợi của các hộ có đất bị thu hồi bước đầu tạo sự đồng thuận trong nhân dân. Tuy nhiên, do chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi, còn nhiều bất cập so với thực tiễn, cùng với nhận thức của bộ phận dân còn hạn chế dẫn đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng ở một số công trình, dự án còn gặp không ít khó khăn.

Gỡ điểm nghẽn về đất đai – Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư (8/7/2020)

Gỡ điểm nghẽn về đất đai – Tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư (8/7/2020)

Chỉ số tiếp cận đất đai là một trong những chỉ số quan trọng đánh giá chất lượng điều hành của một địa phương trong việc tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp phát triển. Việc cải thiện chỉ số này tạo ra trụ đỡ quan trọng để môi trường kinh doanh của địa phương thăng hạng. Ngược lại, đây cũng sẽ là nguyên nhân khiến thứ hạng của địa phương tụt giảm. Vậy đâu là giải pháp để tháo gỡ điểm nghẽn này?

Giá thuê đất KCN tăng cao-Cơ hội thu hút đầu tư (1/7/2020)

Giá thuê đất KCN tăng cao-Cơ hội thu hút đầu tư (1/7/2020)

Thị trường bất động sản công nghiệp được dự báo sẽ tiếp tục phát triển trong giai đoạn 2020 - 2025 khi mà các nhà đầu tư nước ngoài đang đẩy mạnh liên doanh với các nhà phát triển công nghiệp trong nước nhằm thâu tóm các quỹ đất và tài sản công nghiệp đang vận hành. Vậy Việt Nam cần phải làm gì để đấy mạnh phát triển quỹ đất công nghiệp trong thời gian tới?

Dồn điền đổi thửa phát huy nguồn lực đất đai (24/6/2020)

Dồn điền đổi thửa phát huy nguồn lực đất đai (24/6/2020)

Ruộng đất luôn luôn là vấn đề lớn đối với nông nghiệp, nông dân và nông thôn, nhất là ở nước ta với kinh tế nông nghiệp chiếm tỉ trọng cao trong GDP, nông dân cũng chiếm tỉ trọng cao trong dân số. Tuy nhiên, với đặc thù quy mô đất nông nghiệp ở nước ta quá nhỏ lẻ, manh mún, nên việc tập trung đất để có quy mô sản xuất hiệu quả hơn và đáp ứng được nhu cầu của thị trường đang là vấn đề cản trở ngành nông nghiệp phát triển. Để nền nông nghiệp phát huy tiềm năng và giá trị, đã đến lúc phải đổi mới sản xuất hướng đến quy mô lớn, hiệu quả cao. Theo đó, cần tháo gỡ rào cản lớn nhất hiện nay là ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ để đẩy nhanh quá trình dồn điền, đổi thửa, tập trung, tích tụ ruộng đất.

Sử dụng hiệu quả quỹ đất các khu công nghiệp (27/5/2020)

Sử dụng hiệu quả quỹ đất các khu công nghiệp (27/5/2020)

Từ bao đời nay, đất đai luôn là tư liệu sản xuất đặc biệt giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội và sự ổn định của đời sống người dân. Đây cũng là nguồn lực với nguồn cung hữu hạn và là đối tượng gắn với nhiều cải cách trong thời gian qua. Đồng thời, nhu cầu về đất phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cũng như bảo vệ quyền lợi của những người sử dụng đất đang đặt ra nhiều vấn đề mới.

Nhiều vướng mắc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (17/6/2020)

Nhiều vướng mắc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (17/6/2020)

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi “sổ đỏ”) được coi là chứng chỉ, thừa nhận sở hữu lâu dài của Nhà nước cho giá trị tài sản lớn nhất của người dân. Thực tế thực thi pháp luật về đất đai ở nhiều địa phương đã cho thấy, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là vấn đề mang tính kinh tế-xã hội nhưng cũng rất phức tạp về mặt pháp lý và bộc lộ nhiều hạn chế, làm nảy sinh những tranh chấp, sai phạm trong quá trình thực hiện quy định của pháp luật về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy những hạn chế đó là gì? Làm sao để giải quyết dứt điểm để tránh phát sinh tranh chấp, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong quá trình cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật?

Nhiều giải pháp trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 (3/6/2020)

Nhiều giải pháp trong chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030 (3/6/2020)

Theo nhận định của các nhà khoa học thì thế kỷ này là thế kỷ của biển và đại dương, trong bối cảnh tiến ra biển với các chiến lược biển quốc gia đầy tham vọng và xu thế của thế giới đang “lấy đại dương nuôi đất liền” thì việc nhận diện một “Việt Nam biển” và vị trí của biển đối với chiến lược phát triển kinh tế đất nước rất quan trọng. Do vậy, vấn đề bảo vệ biển và đại dương đang được nước ta chú trọng đặc biệt trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra ngày càng phức tạp như hiện nay. Đây cũng là nội dung được nêu ra trong “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Nhân Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và hoạt động hưởng ứng Ngày Đại dương Thế giới năm 2020, Chương trình Môi trường và Phát triển hôm nay chúng tôi có chuyên đề: Nhiều giải pháp trong Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam.

Giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc Nam: Tháng 6 khó về đích (20/5/2020)

Giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc Nam: Tháng 6 khó về đích (20/5/2020)

Đường cao tốc Bắc Nam là công trình trọng điểm quốc gia gồm 11 dự án thành phần, chiều dài 654 km đi qua 14 địa phương, tổng mức đầu tư gần 120 nghìn tỷ đồng. Theo kế hoạch, đến hết tháng 6 năm nay, các địa phương phải hoàn thành giải phóng mặt bằng, bàn giao cho chủ đầu tư và nhà thầu triển khai thi công. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thời gian vừa qua, dự án gặp rất nhiều khó khăn về giải phóng mặt bằng do phạm vi dự án lớn, liên quan đến lợi ích nhiều người dân và tổ chức sở hữu.