
VOV1 - Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM đang hoàn thiện đề án, dự kiến trong năm 2026 - 2027 sẽ chuyển đổi được khoảng 80% trong tổng số 400.000 tài xế xe công nghệ từ xe xăng sang sử dụng xe máy điện. Đến năm 2029, sẽ cấm hoàn toàn xe máy xăng cung cấp các dịch vận tải trên địa bàn TP.HCM.
VOV1 - Trong bối cảnh ô nhiễm môi trường đe dọa sức khỏe cộng đồng, Thủ tướng ban hành Chỉ thị 20 với hệ thống giải pháp đồng bộ, yêu cầu địa phương, bộ ngành triển khai từ năm 2025.
VOV1 - Ngoài hỗ trợ người dân đổi xe, Hà Nội sẽ chuẩn hóa trạm sạc, mở rộng phương tiện công cộng và xây dựng bản tin dự báo ô nhiễm trước khi cấm xe máy xăng từ năm 2026.
VOV1 - Thủ tướng yêu cầu Hà Nội triển khai lộ trình cấm xe máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong khu vực trung tâm từ giữa năm 2026, tiến tới mở rộng vùng phát thải thấp toàn thành phố vào năm 2030.
VOV1 - CSGT Hà Nội triển khai hơn 20 điểm ghi hình phạt nguội xe máy đi lên vỉa hè, vượt đèn đỏ trên 8 tuyến đường và 20 nút giao trọng điểm.
VOV1 - Nhiều trang mạng xã hội đăng tải video, hình ảnh một tài xế điều khiển xe container chắn dòng nước do đường ống bị vỡ trên Quốc lộ 1A, qua tỉnh Quảng Ngãi để hàng trăm xe máy đi qua an toàn. Hành động đẹp của tài xế xe container nhận được “cơn mưa” lời khen từ cộng đồng mạng.
Để giảm lưu lượng xe và ô nhiễm môi trường trong khu vực nội đô, UBND thành phố Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường triển khai kế hoạch xây dựng vùng thực hiện hạn chế xe máy và dự kiến sẽ thực hiện thí điểm từ năm 2025.
Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, tuy nhiên việc kiểm định khí thải xe máy sẽ chưa thực hiện ngay mà sẽ theo lộ trình do Chính phủ quy định.
Theo kết quả từ 3 chương trình đo kiểm khí thải xe mô tô, xe gắn máy tại 3 thành phố: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng cho thấy, xe trên 5 năm đã có xu hướng vượt tiêu chuẩn khí thải hiện hành và xe trên 10 năm có tỷ lệ phát thải rất lớn. Trong khi đó, xe có tuổi đời trên 10 năm tại cả 3 thành phố đều chiếm tỷ lệ trên 50% tổng số xe mô tô, xe gắn máy trên địa bàn. Cụ thể, ở Hà Nội chiếm 72,58%, tại thành phố Hồ Chí Minh chiếm 68% và tại Đà Nẵng chiếm trên 59%.
Kế hoạch thu phí ô tô cá nhân vào nội đô ở Hà Nội và TP.HCM đang tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận, bởi có nhiều ý kiến khác nhau về tính khả thi, cũng như thời điểm áp dụng. Trước đó, tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá 15 về dự thảo Luật Đường bộ, đại biểu Nguyễn Phương Thủy (đoàn Hà Nội) đã đề nghị bổ sung phí giao thông nội đô vào Luật đường bộ, áp dụng đối với ô tô cá nhân để giảm ùn tắc và bổ sung nguồn thu. Trong khi đó, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cũng đang hoàn chỉnh báo cáo trình UBND thành phố chấp thuận chủ trương cho phép xây dựng đề án “Thu phí xe ô tô lưu thông vào khu vực trung tâm”, sau 15 năm có chủ trương. Chuyên gia giao thông - Tiến sĩ Khương Kim Tạo, nguyên Phó Chánh văn phòng Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
Đang phát
Live