- Vùng Cảnh sát biển 1 sẵn sàng tìm kiếm cứu nạn ngoài khơi xa.- Quảng Ninh thay đổi phương thức nuôi trồng thủy sản đảm bảo việc làm và sinh kế cho người dân.- Khó giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch thủy sản.
Bước sang năm 2020, ngành thủy sản đặt nhiều kỳ vọng tăng trưởng xuất khẩu sau khi trải qua năm 2019 khá khó khăn và về đích chưa được như mong đợi. Tuy nhiên, ngay trong tháng đầu tiên năm 2020, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã chứng kiến sự sụt giảm khá sâu và đối diện với nhiều khó khăn hơn khi dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Sars-CoV-2 diễn biến phức tạp. Nếu dịch bệnh còn kéo dài thì dự kiến, sản xuất và xuất khẩu thủy sản có thể bị ảnh hưởng và đình trệ nghiêm trọng hơn. Tác động của dịch Covid-19 đối với ngành thủy sản ra sao và giải pháp nào để hoàn thành các mục tiêu xuất khẩu thủy sản đã đề ra trong năm 2020? Cùng bàn luận về nội dung này với sự tham gia của 2 khách mời là Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản và PGS-TS Phạm Tất Thắng, chuyên gia thương mại.
- Tình trạng ô nhiễm môi trường nước, môi trường sống của các loài thủy sản.- Nâng cao cho ngư dân trong việc khai thác gắn với bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Khách mời là ông Trần Như Long, Phó Chi Cục trưởng Chi Cục Thủy sản tỉnh Nghệ An.- Thông tin hỏi- đáp về Chuyên mục "Tìm hiểu Biển đảo Việt Nam".
- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Ủy ban Châu âu thúc đẩy các nước thành viên EU sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam – EU và gỡ bỏ thẻ vàng đối với các mặt hàng thủy hải sản Việt Nam.- Hơn 100 nhân viên y tế tiếp xúc 2 ca mắc Covid-19 ở TPHCM đều âm tính. Đại diện WHO tại nước ta đánh giá sự xuất hiện các ca mắc mới COVID-19 tại Đà Nẵng không đáng quan ngại.- Tổ chức thương mại thế giới WTO vừa thành lập một ủy ban để giải quyết tranh chấp thương mại Nhật – Hàn.- Do COVID-19, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới hiện đại chỉ khoảng 1.000 tín đồ được hành hương về đất thánh, nhiều tín đồ Hồi giáo không thể thực hiện lễ hành hương về thánh địa Méc-ca như mọi năm.
- Tri ân liệt sĩ nơi đầu sóng.- Cảnh sát biển tuyên truyền pháp luật biển, bảo đảm cho ngư dân vươn khơi.- Hải Phòng: Thực thi Luật Thủy sản 2017 nâng cao ý thức người dân.
- Làm thế nào để những chính sách, quy định trong Luật Thủy sản 2017 thực sự đi vào cuộc sống?- Trinh sát vùng Cảnh sát biển 3: Mũi nhọn trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại bảo đảm an toàn, an ninh trên biển.- Báo động tình trạng nước biển dâng ảnh hưởng đến đời sống con người.
- Luật thủy sản 2017, còn nhiều vướng mắc sau hơn 1 năm thực hiện.- Nghệ An: người dân đối mặt với hạn hán kỷ lục.- Thời tiết nắng nóng: cần chủ phòng trừ sâu bệnh cho lúa hè thu.- Tiền Giang: Hạn mặn gay gắt, nhà vườn trồng Hồng Xiêm vẫn bội thu.- Hiệu quả của mô hình Hợp tác xã trong xây dựng nông thôn mới ở tỉnh Hà Nam.
- Thiếu tướng Trần Văn Nam, Phó Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam.- Bà Phan Thị Huệ, Vụ trưởng Vụ Thanh tra pháp chế, Tổng cục thủy sản.- Ông Nguyễn Văn Buội, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre
Ngày quốc tế Đa dạng sinh học (22/5) năm 2020 có chủ đề: “Các giải pháp của chúng ta sẵn có ở thiên nhiên”, kêu gọi con người sống hài hoà với thiên nhiên, áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên để tạo sự thay đổi tích cực, bảo vệ thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững. Năm nay cũng là năm quan trọng đối với các quốc gia cam kết bảo tồn và khôi phục đa dạng sinh học, với sự kiện Hội nghị quốc tế COP 15 về đa dạng sinh học - hội nghị bản lề chuẩn bị cho Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên hợp quốc (2021-2030), sẽ được tổ chức vào cuối năm. Có thể thấy, bảo tồn đa dạng sinh học luôn là một vấn đề quan trọng và cấp thiết tại các quốc gia, trong đó có Việt Nam khi có liên quan mật thiết tới các vấn đề chính trị, phát triển kinh tế và ổn định xã hội. Với một quốc gia có đường bờ biển dài như Việt Nam, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển luôn được các ban ngành chức năng quan tâm. Hàng năm, hoạt động thả giống tái tạo nguồn lợi thủy sản được các địa phương trên cả nước triển khai đồng bộ dưới hình thức phóng sinh các loài thủy sản vào các dịp như ngày truyền thống ngành thủy sản, Lễ Phật Đản (15/4 âm lịch), ngày Lễ Vu lan (15/7 âm lịch). Các hoạt động này đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, khôi phục lại nguồn lợi thủy sản, gia tăng mật độ quần thể của các loài thủy sản đã bị khai thác cạn kiệt, đặc biệt là phục hồi và tái tạo lại các loài thủy sản quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng.
Theo nhận định của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, mùa hè năm nay sẽ có nhiều đợt nắng nóng kéo dài, cùng với đó là mưa giông gây khó khăn cho hoạt động nuôi thủy sản. Các chuyên gia thủy sản cũng khuyến cáo, khi nắng nóng kéo dài liên tục trong ngày với nền nhiệt độ cao trên 35 độ C, người nuôi thủy sản nếu không chú ý thì các loại cá tôm sẽ rất dễ mắc các loại bệnh liên quan tới gan, ruột. Những điều gì bà con cần lưu ý khi thả nuôi thủy sản trong mùa hè? Khách mời là ông Kim Văn Tiêu, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tư vấn về vấn đề này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)