- Doanh nghiệp thủy sản và cơ hội từ Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA). - Đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển.
Nghị định số 26/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản 2017. Theo đó, các cơ sở nuôi trồng thủy sản thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá tra và nuôi trồng thủy sản lồng bè phải tiến hành thủ tục đăng ký cấp mã số xác nhận nuôi thủy sản chủ lực trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành (25/4/2019). Đây là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với các tổ chức, cá nhân, nhằm đáp ứng yêu cầu về quản lí cũng như yêu cầu về truy xuất nguồn gốc, chứng minh tính pháp lý về nguồn gốc trong quá trình xuất khẩu theo thông lệ quốc tế. Nhất là trong bối cảnh Hiệp định đối tác thương mại Việt Nam – EU (EVFTA) đã và đang triển khai mạnh mẽ. "Đẩy mạnh thực hiện cấp mã số cơ sở vùng nuôi thủy sản chủ lực theo yêu cầu của Luật Thủy sản 2017" là nội dung chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của 2 vị khách mời: Ông Như Văn Cẩn, Vụ trưởng Vụ nuôi trồng thủy sản, Tổng cục thủy sản và bà Quách Thị Thanh Bình, Phó chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Sóc Trăng.
- Thị trường tôm tại đồng bằng sông Cửu Long khởi sắc. - Người chăn nuôi lao đao vì giá gia cầm. - Những thông tin về quy định chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (IUU). - Luật cảnh sát biển ra đời là cần thiết với luật biển các nước. -Câu hỏi tìm hiểu biển, đảo Việt Nam.
Những năm qua, ngành thủy sản đã phát triển nhanh về số lượng và sản lượng, góp phần đáng kể vào nền kinh tế chung của đất nước, tạo việc làm cho người lao động, và cải thiện đời sống ngư dân. Tuy nhiên thời gian gần đây, do nhiều nguyên nhân từ khách quan đến chủ quan, trên các phương tiện thông tin đại chúng, những cụm từ như “ báo động cạn kiệt”, “nguy cơ tận diệt” hay “suy giảm nghiêm trọng” đang được sử dụng rất nhiều để nói về thực trạng nguồn lợi thủy sản hiện nay. Làm gì để bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản theo Luật thủy sản 2017, để khai thác tiềm năng của biển một cách hiệu quả và bền vững? Bàn luận vấn đề này với khách mời là TS. Trần Văn Vinh, Phó chi cục trưởng Chi cục thủy sản Bình Định và bà Thân Thị Hiền, phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng.
- Bước phát triển mới của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam - Hiệu quả từ mô hình liên kết trong nuôi trồng thủy sản
. - Vùng cảnh sát biển 1: 22 năm thực thi pháp luật trên biển, bảo vệ bình yên vùng biển đảo Đông Bắc Tổ quốc. . -Khó khăn trong quản lý, vận hành cảng cá, khu neo đậu tàu thuyền ở một số địa phương. . -Phú Yên: Khó giảm tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch thủy sản
Hiệp định Thương mại Tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu EU (gọi tắt là EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 01/8/2020. Hiệp định được đánh giá là cú huých lớn đối với ngành thủy sản, vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh tại thị trường Châu Âu. Song song với đó, ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với những thách thức không nhỏ trong vấn đề minh bạch nguồn gốc xuất xứ, đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường, nhất là trong bối cảnh các sản phẩm hải sản của nước ta vẫn đang chịu cảnh báo thẻ vàng của ủy ban Châu Âu EC. “Minh bạch nguồn gốc hải sản, tận dụng thời cơ từ EVFTA” cũng là vấn đề được chúng tôi bàn sâu trong chương trình "Diễn đàn Chủ nhật" 06/09/2020. - Khách mời chương trình: Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn; ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
Sau khi thành phố Đà Nẵng tạm thời phong tỏa một số chợ, đồng thời triển khai cấp thẻ vào chợ cho từng hộ dân, người dân đổ dồn về Chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang để mua hải sản. Ban Quản lý cảng cá và âu thuyền Thọ Quang đã phải làm thẻ riêng cho tiểu thương, những người thường xuyên vào mua bán tại chợ, tạm thời không cho người dân, khách vãng lai vào chợ mua hàng lẻ để kiểm soát dịch bệnh. PV Đình Thiệu tại miền Trung phải ánh
-CSB đảm bảo an toàn an ninh trên biển.-Nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Trong những năm qua, ngành khai thác hải ở nước ta có những bước phát triển đáng ghi nhận với sự gia tăng về công suất, kích cỡ của tàu cá và sản lượng khai thác. Cùng với đó, hệ thống cảng cá ở các địa phương cũng được quan tâm đầu tư với nhiều quy định mới, giúp công tác quản lý cảng cá có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, từ khi Ủy ban Châu Âu (EC) cảnh cáo thẻ vàng đối với hải sản khai thác của Việt Nam với khuyến cáo về truy xuất nguồn gốc hải sản tại cảng, rồi những quy định mới của Luật thủy sản 2017 về cảng cá nhằm gỡ thẻ vàng cho thủy sản nước ta đã đặt ra nhiều vấn đề về quản lý và vận hành cảng cá trong giai đoạn hiện nay. Vậy thực tế hiện nay các cảng cá đang hoạt động như thế nào? Những khó khăn, vướng mắc như thế nào trong vận hành cảng? Cần những giải pháp gì để giải quyết vấn đề này? Cùng bàn luận với hai vị khách mời: Ông Nguyễn Phú Quốc, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Ông Trần Quang Hưng, Giám đốc Chi nhánh Cảng cá Cát Lở Vũng Tàu - Công ty TNHH MTV Dịch vụ Khai thác Hải sản Biển Đông.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)