Hiện nay, việc tìm kiếm một công việc ổn định và phát triển nhanh chóng đang là ưu tiên hàng đầu của giới trẻ. Đặc biệt, các ngành dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, du lịch và ẩm thực đang trên đà phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn và mức lương cạnh tranh. Đồng thời, những lĩnh vực mới nổi như truyền thông đa phương tiện và thương mại điện tử cũng đang mở ra nhiều cơ hội việc làm với cam kết trả mức lương cao cho sinh viên sau khi tốt nghiệp. - Khách mời: Ông Nguyễn Hiếu - Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Du lịch và Thương mại Hà Nội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 85, ngày 2/9/2024 về điều hành dự toán ngân sách nhà nước gửi các Bộ, ban, ngành trung ương và địa phương, các lực lượng chức năng. Trong đó, nội dung Công điện nêu rõ: nhằm chống thất thu ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương, lực lượng chức năng, tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả qua biên giới. Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các lực lượng chức năng đang triển khai kế hoạch cao điểm đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, nhằm ngăn chặn hiệu quả các hành vi vi phạm từ cửa khẩu biên giới đến thị trường nội địa.
Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút nhà đầu tư vào hạ tầng giao thông- Giao dịch xăng dầu trên sàn- tạo thị trường công khai, minh bạch- Thái Nguyên tăng cường các biện pháp quản lý thương mại điện tử.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội để buôn bán, hoạt động kinh doanh nở rộ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại và cần có sự kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng.
Trong những năm gần đây, thương mại điện tử tại Việt Nam phát triển với tốc độ tăng trưởng trên 25% và đạt quy mô trên 20 tỷ USD. Nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng các website, mạng xã hội để buôn bán, hoạt động kinh doanh nở rộ với nhiều hình thức. Tuy nhiên, thương mại điện tử cũng bộc lộ nhiều bất cập, tồn tại và cần có sự kiểm soát quyết liệt của cơ quan chức năng
Những cái nhất của Công trình đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối.- Doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội mới trong thương mại điện tử.
Từ đầu năm đến nay, vi phạm trên thương mại điện tử có chiều hướng phức tạp, tăng cả về số vụ việc và quy mô hàng hoá vi phạm. Trong đó, vi phạm tại các trang mạng xã hội như Zalo, Facebook và các ứng dụng di động khó chứng minh vi phạm và không xác thực được đối tượng vi phạm trừ khi đối tượng thừa nhận vi phạm. Bên cạnh đó, việc thực hiện xử lý vi phạm đối với các doanh nghiệp gian lận rất khó khăn do việc thực hiện kiểm tra, truy tìm được những doanh nghiệp "ảo" không đơn giản. Các trang website thương mại điện tử không cung cấp địa chỉ, cung cấp địa chỉ không đúng, có nhiều địa chỉ là nhà dân, là chung cư... Do vậy, cần tăng cường, bổ sung các chế tài xử phạt vi phạm trên thương mại điện tử, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Hiện nay, nước ta có hơn 14 triệu cửa hàng, 9 nghìn chợ nhưng xu hướng thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau giai đoạn dịch COVID-19. Theo Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam (EBI 2024) của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam, ước tính tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử Việt Nam năm 2023 tăng trên 25% so với năm trước và đạt 25 tỉ USD. Trong đó, quy mô bán lẻ hàng hoá trực tuyến đạt 17,3 tỉ USD. Theo các chuyên gia, để thương mại điện tử phát triển bền vững, cần quan tâm đến thể chế, xử lý tranh chấp và bảo vệ người tiêu dùng.
Hoạt động lợi dụng không gian mạng để tiến hành lừa đảo trực tuyến (chiếm 57% trong tổng số tội phạm mạng) gia tăng về phạm vi, quy mô với thủ đoạn tinh vi, gây thiệt hại lớn cho người dân cũng như các doanh nghiệp, cơ quan. Theo Cổng cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam, năm 2023, ghi nhận khoảng 13.900 vụ tấn công mạng vào các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Gần 16.000 phản ánh lừa đảo trực tuyến, gây thiệt hại hơn 390.000 tỉ đồng, tương đương 3,6% GDP. Lừa đảo qua mạng không chỉ gây thiệt hại lớn về kinh tế, tài chính đối với tổ chức, cá nhân mà còn gây mất trật tự an ninh, an toàn xã hội. Các giải pháp phòng chống tuy đã có nhưng đã hiệu quả và đủ sức răn đe hay chưa? Làm thế nào để chủ động phòng ngừa và đấu tranh đối với các hành vi, thủ đoạn lừa đảo qua mạng ngày càng tinh vi, phức tạp là nội dung chủ đề chương trình Đối thoại hôm nay với sự tham gia của hai vị khách mời: Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông và Luật sư Nguyễn Danh Huế, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Luật TNHH Hừng Đông, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội.
Theo báo cáo nhanh của Bộ Tài chính Nhật Bản vừa công bố trưa nay 21 tháng 8, trong tháng 7 vừa qua, nước này lại tiếp tục rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại sau 2 tháng duy trì được thặng dư.
Đang phát
Live