Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. EVFTA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện nhất mà EU (với 27 nền kinh tế phát triển) đã ký kết với một nước đang phát triển là Việt Nam. Mặc dù chịu tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina và những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, song các kết quả Việt Nam đạt được (ở cả 3 chiều cạnh lớn, là: cải cách thể chế, thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư) sau 4 năm thực thi EVFTA là rất đáng ghi nhận. Là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực ước tính khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 12-15% và là nước xuất siêu vào EU. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống”, trong đó có thương mại và đầu tư, việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao từ EU để kết nối, tạo chuỗi cung ứng hàng hoá bền vững hơn là vấn đề đặt ra. PV Nguyên Long PV ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) về nội dung này.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực ước tính khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 12-15% và là nước xuất siêu vào EU. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, trong đó có thương mại và đầu tư, việc thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao từ EU để kết nối, tạo chuỗi cung ứng hàng hoá bền vững hơn là vấn đề đặt ra. Phóng viên Nguyên Long phỏng vấn ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương về nội dung này:
6 tháng đầu năm 2024, lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã xác lập các chuyên án nhằm tổ chức đấu tranh, bóc gỡ các đường dây, ổ nhóm tụ điểm phức tạp và xử lý các hành vi gian lận thương mại. Tính đến cuối tháng 6/2024, các lực lượng chức năng thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra hơn 12.000 vụ, xử lý hành chính gần 11.500 vụ và khởi tố 118 vụ với 175 đối tượng, tổng số tiền thu nộp ngân sách nhà nước đạt trên 474 tỷ đồng.
Cá kho “làng Vũ Đại” hay cá kho Nhân Hậu, cá kho làng Đại Hoàng, đều là tên gọi món cá kho cổ truyền của làng Đại Hoàng, nay là làng Nhân Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Hiện nay, món cá kho cổ truyền này đã trở thành đặc sản vùng miền nổi tiếng, sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, từng bước khẳng định được giá trị, chất lượng trên thị trường. Chương trình chuyên gia của bạn có nội dung “Gìn giữ và phát triển thương hiệu sản phẩm truyền thống: Cá kho làng Vũ Đại”, khách mời là bà Trần Thiên Nga, Phó Giám đốc Công ty TNHH Sản xuất thương mại Thiên Nga.
Thương mại điện tử Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á.- Ngân hàng đơn giản thủ tục cho các khoản vay tiêu dùng.- Nhiều cổ phiếu chứng khoán và bất động sản bị bán tháo, VN-Index mất hơn 10 điểm phiên đầu tuần
Theo báo cáo của Ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban chỉ đạo 389) thành phố Hà Nội, thời gian qua, tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn vẫn diễn biến phức tạp. Trong đó, nổi lên là việc nhiều đối tượng lợi dụng thương mại điện tử, các trang mạng xã hội để kinh doanh hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng
Mở rộng cơ hội xuất khẩu qua thương mại điện tử xuyên biên giới.- Dồi dào đơn hàng, xuất khẩu dệt may dự kiến tăng trưởng 8 - 10%.- Đà Nẵng kiểm soát thị trường hàng hóa khi mức lương cơ sở tăng.
Chủ động tham gia chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh đã mở ra nhiều cơ hội cho phụ nữ ở khắp các vùng miền trên cả nước lập nghiệp. Nhất là đối với các chị em phụ nữ dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, thương mại điện tử giúp kết nối nhà sản xuất với người mua, thu hẹp khoảng cách vùng miền. Nếu như trước đây, nguồn hàng nông sản tại các tỉnh miền núi, vùng cao rất đa dạng, phong phú, nhưng việc tìm đầu ra cho sản phẩm luôn là thách thức, trở ngại lớn. Giờ đây, việc đưa sản phẩm lên các nền tảng mạng xã hội, thương mại điện tử đã mở ra hướng đi mới trong khởi nghiệp, giảm nghèo bền vững.Chương trình Khởi nghiệp bàn về chủ đề “Phụ nữ khởi nghiệp, gắn với chuyển đổi số” với sự tham gia của hai khách mời là chị Nguyễn Thị Hằng - Giám đốc công ty TNHH XNK Thảo dược Hằng Moon (tỉnh Nghệ An) và chị Khả Thị Hạnh - Giám đốc Công ty Cổ phần Truyền thông và Thương mại dịch vụ Tây bắc TV (tỉnh Lai Châu).
Trong những năm qua, hoạt động kinh doanh thương mại điện tử đã và đang phát triển mạnh mẽ cùng với tiến trình chuyển đổi số Quốc gia. Xu hướng chuyển đổi từ kinh doanh truyền thống sang các nền tảng số ngày càng trở nên phổ biến và được coi là giải pháp hữu hiệu giúp các tổ chức, cá nhân mở rộng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Tại Việt Nam, hoạt động thương mại điện tử có tốc độ tăng trưởng bình quân 20%/năm. Trong năm 2023, ngành thuế đã quản lý doanh thu thương mại điện tử lên đến 3,5 triệu tỷ đồng và đã thu về 97.000 tỷ đồng cho ngân sách, tăng 16% so với năm 2022. Kết quả này có sự đóng góp quan trọng của việc thực hiện xác thực và quản lý thông qua mã định danh cá nhân, nằm trong Đề án 06 và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị 18 của Thủ tướng Chính phủ về chia sẻ, kết nối dữ liệu với nhau để quản lý chặt chẽ hơn đối với thương mại điện tử. Mặc dù hiện nay Nhà nước đã có các quy định pháp luật về thuế khá bao quát đối với loại hình thương mại điện tử này, tuy nhiên, vẫn cần phải có những điều chỉnh về quản lý thuế đối với thương mại điện tử.
Chống thất thu thuế qua sàn thương mại điện tử - Những quy định của pháp luật liên quan.- Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn đường dây buôn bán mỹ phẩm giả số lượng lớn tại Hà Nội.- Hy vọng nào cho vòng đàm phán ngừng bắn mới ở Dải Gaza?- Việt Nam có thể đạt kịch bản cao cho tăng trưởng kinh tế GDP năm 2024 là 6,95%.
Đang phát
Live