Trong gần 10 nghìn 700 ý kiến gửi về Công đoàn Giáo dục Việt Nam thì có tới 96% ý kiến đề nghị cho giáo viên mầm non được về hưu ở tuổi 55, thậm chí là sớm hơn nữa. Ý kiến này cũng được nhiều chuyên gia ủng hộ tại Hội thảo góp ý dự thảo Nghị định về tuổi nghỉ hưu và điều kiện hưởng lương hưu mới tổ chức tại Hà Nội. Phóng viên Bích Ngọc thông tin thêm về nội dung này:
- Thực hiện Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) đặt ra những yêu cầu về cải cách thể chế.- Nhiều ý kiến đề nghị cho giáo viên mầm non được về hưu ở tuổi 55, thậm chí là sớm hơn nữa.- Nghiện game online: đam mê ảo, hậu quả thật.- “Gọi vốn cộng đồng” để phát triển văn hóa nghệ thuật mới.- Tỷ lệ thất nghiệp tại Ôtxtrâylia lên đến mức cao nhất trong gần 2 thập kỷ qua.
Bằng tâm huyết, sự tận tình của mình, cô Nguyễn Thị Thu, giáo viên Địa lý, Trường THCS Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên, Hà Nội đã dìu dắt, bồi dưỡng nhiều học sinh đạt giải cao tại cuộc thi học sinh giỏi môn địa lý cấp thành phố. Để giúp học sinh hiểu bài nhanh và yêu thích môn học, cô Thu không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ từ đồng nghiệp, tích cực tìm tòi, tiếp cận với các phương pháp giảng dạy mới, ngắn gọn dễ nhớ, dễ hiểu, đồng thời vận dụng các bài học lý thuyết vào thực tiễn để tạo cảm hứng và phát huy tính tự học, tự sáng tạo của học sinh. Trong quá trình công tác giảng dạy, cô luôn học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ là kiên trì, giản dị, gần gũi với học trò và đồng nghiệp. Phóng viên Thu Hiền gặp gỡ và trò chuyện với cô Nguyễn Thị Thu.
Liên quan tới vụ cô giáo ở trường Tiểu học - Trung học cơ sở Lộc Giang, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An đang đứng lớp giảng dạy thì bị một phụ huynh xông vào lớp đánh bị chấn thương và ngất xỉu, Công đoàn giáo dục Việt Nam cho biết đã có văn bản gửi cơ quan chức năng làm rõ và cần xử lý nghiêm hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm sức khỏe của giáo viên. Phóng viên Thu Hiền thông tin:
Sau thời gian dài nghỉ học tránh dịch Covid-19, nhiều học sinh miền núi tỉnh Quảng Nam chưa tới lớp, hoặc đi học “giã gạo”- tức bữa đi bữa bỏ. Những giáo viên nơi đây đã lặn lội tới từng thôn, bản, tìm tới tận nhà thông báo, vận động học sinh quay trở lại trường. Nhóm phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam tại miền Trung phản ánh.
Ngày 4/5, nhiều địa phương trong vùng Đông Nam Bộ cho học sinh trở lại trường. Để đảm bảo môi trường an toàn cho học sinh khi đi học trở lại, ngoài việc áp dụng các biện pháp phòng chống, dịch bệnh theo quy định, các ngành giáo dục, y tế tại các địa phương đã tổ chức phun thuốc khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục. Phản ánh của nhóm phóng viên thường trú tại TP HCM:
Sau quãng thời gian nghỉ học kéo dài do tác động của dịch COVID-19, nhiều trường học đã có thông báo đi học trở lại vào đầu tuần tới. Thế nhưng, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 vẫn tiềm ẩn những nguy cơ lây nhiễm, thì câu chuyện làm thế nào đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trở lại là một trong những vấn đề được dư luận quan tâm nhất hiện nay. “Đảm bảo an toàn khi dạy học trở lại: An toàn để đi học – Đi học phải an toàn” là chủ đề bàn luận với khách mời là ông Lê Mạnh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục thể chất, Bộ GD&ĐT và bà Nguyễn Thị Minh Ngọc, Hiệu trưởng Trường THCS Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
- Hỗ trợ giáo viên ngoài công lập gặp khó khăn vì dịch Covid-19.- Trẻ em thế giới “vẽ tranh qua cửa sổ” gửi thông điệp chống dịch Covid-19.
Một câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này là Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn gì cho các địa phương để đảm bảo an toàn cho cả học sinh và giáo viên khi quay trở lại lớp học. Phóng viên Lê Thu phỏng vấn Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ về nội dung này.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)