Năm học vừa qua, cả nước và ngành giáo dục chịu tác động lớn của dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ để lại hậu quả nghiêm trọng. Một năm học đặc biệt trong điều kiện biến động, xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học. Ngành giáo dục cùng với đội ngũ các thầy, cô giáo đã nỗ lực, vượt qua nhiều khó khăn để có thể vừa đảm bảo việc dạy và học, vừa tham gia phòng, chống dịch bệnh, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi không có hoặc khó khăn để có thể tổ chức dạy - học trực tuyến. Không thể nói hết những tấm lòng, sự hy sinh của các thầy cô – thầm lặng, cống hiến tất cả vì học sinh. Chưa bàn đến chất lượng giáo dục, chỉ tính riêng về việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, cùng người dân vượt qua khó khăn để đem ánh sáng tri thức đến cho con em đồng bào dân tộc đã là một thành tích cần được tôn vinh. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) hôm nay chúng tôi bàn chủ đề: “Cơ chế, chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh” với sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng, Giảng viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- “Thay lời tri ân”: Chăm lo đời sống giáo viên và học sinh vùng lũ - “ Gia Lai: Cô giáo miệt mài chăm lo cho học trò nghèo Jrai vùng khó”
Năm học vừa qua, cả nước và ngành giáo dục chịu tác động lớn của dịch COVID-19 và thiên tai, bão lũ để lại hậu quả nghiêm trọng. Một năm học đặc biệt trong điều kiện biến động, xáo trộn, ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học. Những ngày qua, các tỉnh miền Trung chịu ảnh hưởng nặng nề của “bão chồng bão, lũ chồng lũ”, việc học hành của học sinh lại một lần nữa bị gián đoạn. Ở những vùng khó khăn, biên giới hải đảo, các thầy cô vượt lên gian khổ, dù phải trèo đèo lội suối, vẫn bám bản, bám làng, tận tụy mang ánh sáng văn hóa đến với con em đồng bào các dân tộc. Chưa bàn đến chất lượng giáo dục, chỉ tính riêng về việc tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức, cùng người dân vượt qua khó khăn để đem ánh sáng tri thức đến cho con em đồng bào dân tộc đã là một thành tích cần được tôn vinh. Nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11) hôm nay chúng tôi bàn chủ đề: “Cơ chế, chính sách dành cho giáo viên vùng khó khăn: Thay lời tôn vinh” với sự tham gia của PGS.TS. Nguyễn Văn Hồng, Giảng viên Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Những ngày này trong mỗi chúng ta ai cũng hướng về mái trường, nơi có những người thầy cô giáo đã, đang miệt mài truyền dạy từng nét chữ, nết người cho các thế hệ. Đặc biệt, với những người thầy cô giáo công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo, điều kiện sinh hoạt, dạy và học còn khó khăn, vất vả, các thầy cô giáo đang hàng ngày vượt qua và cảm nhận được niềm vui, niềm hạnh phúc bình dị. Trong chuyến công tác tới khu vực biên giới tỉnh Thanh Hoá, PV Sỹ Đức đã có cuộc trò chuyện với thầy Mai Trọng Kỳ và thầy Trịnh Kim Hoan, giáo viên Trường Tiểu học Lâm Phú – những người đã hơn 20 năm cắm bản, cắn trường, dạy từng con chữ cho con em đồng bào dân tộc thiểu số.
Tình trạng thiếu giáo viên ở bậc học mầm non diễn ra từ nhiều năm nay, đã gây áp lực cho đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ. Tại sao giáo viên mầm non ở các tỉnh vẫn thiếu trầm trọng, do cơ chế, chính sách chưa đảm bảo hay do tiêu chí tuyển dụng theo quy định mới của Luật Giáo dục 2019 quá cao?
- Tại sao nhiều địa phương thiếu trầm trọng giáo viên mầm non?- Bắc Kạn sẽ làm gì để “đánh thức” tiềm năng, phát huy lợi thế của “viên ngọc xanh” ở Hồ Ba Bể?
Viện kiểm sát nhân dân quận Tân Thành, thành phố Hohhot, Khu tự trị Nội Mông Cổ, Trung Quốc đã phê chuẩn lệnh bắt giữ 03 giáo viên mầm non do có liên quan đến việc ngược đãi trẻ. Đinh Tuấn, Phóng viên Đài TNVN thường trú tại Bắc Kinh, Trung Quốc đưa tin:
Bão chồng bão, lũ chồng lũ tại các tỉnh miền Trung, nhiều trường học ngập sâu, thiết bị dạy học, sách vở bị vùi lấp, cuốn trôi... Sau mưa lũ, ngành giáo dục các tỉnh, thành phố miền Trung tập trung khắc phục hậu quả thiên tai, vệ sinh trường lớp, ổn định tâm lý giáo viên và học sinh để tiếp tục công tác dạy học. Tuy nhiên, với những thiệt hại nặng nề do bão lũ gây ra, con đường đến trường của học sinh miền Trung, đặc biệt là các vùng bị lũ quét, sạt lở núi vốn đã khó khăn nay lại càng gập ghềnh hơn
Thưa quý vị thính giả! Từ ngày 1 tháng 11 tới đây, trẻ em là con công nhân, người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp được doanh nghiệp ký hợp đồng lao động theo quy định, được hỗ trợ tối thiểu 160.000 đồng/trẻ/tháng. Các cơ sở mầm non dân lập, tư thục tại các khu công nghiệp có tối thiểu 30% trẻ là con em công nhân cũng được hỗ trợ từ 20 triệu đồng trở lên để mua sắm đồ chơi, thiết bị dạy học cho trẻ. Điều đang được nhiều người quan tâm là cơ chế giám sát tại các địa phương thế nào để Nghị định đến đúng đối tượng, sớm đi vào cuộc sống. Chúng tôi bàn nội dung này trong Xã hội chuyển động ngày 22/10/2020.
Số đầu điểm kiểm tra, đánh giá đối với học sinh THCS, THPT sẽ giảm bớt kể từ ngày 11/10 khi Thông tư số 26 do Bộ GD&ĐT vừa ban hành có hiệu lực. Điểm đáng chú ý mà nhiều thầy cô, học sinh và phụ huynh quan tâm đó là các em học sinh THCS, THPT sẽ được bỏ bài kiểm tra 1 tiết, thay thế bằng hình thức đánh giá khác như vấn đáp, qua dự án, thái độ học tập của học sinh. Trước đây, bài kiểm tra 1 tiết là bắt buộc với tất cả học sinh từ THCS trở lên. Đối với nhiều giáo viên và học sinh, nó trở thành áp lực không nhỏ nhưng với nhiều người nó lại là thước đo quan trọng ghi nhận việc học tập của các em. Do đó, cũng đã có nhiều ý kiến xung quanh việc chuyển sang hình thức đánh giá chất lượng học tập mới này. Việc Bộ GD&ĐT bỏ điểm kiểm tra một tiết với học sinh bậc THCS, THPT sẽ giảm áp lực cho học sinh nhưng có giảm luôn động lực học tập của các em? Bàn luận về nội dung này với góc nhìn của thầy Vũ Thanh Hòa, Giáo viên Ngữ văn, Trường THPT Thăng Long.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)