Chuyên gia Trung Quốc nhận định Tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc còn rất lớn - Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Lan Thương lần thứ 9: Hướng đến một Tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững - Còn nhiều dư địa để doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ khí hậu tại Việt Nam tiếp tục phát triển
UBND tỉnh Bà Rịa–Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ thực hiện Dự án cơ giới hóa nông nghiệp và ứng dụng công nghệ sau thu hoạch tỉnh năm 2025. Dự án sẽ giúp nông dân thay đổi phương thức sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
“Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ 5.0 vào nông nghiệp sản xuất hàng hoá đang là một trong những xu hướng tất yếu mà các doanh nghiệp, nông dân, hợp tác xã cần phải hướng đến”. Đây là thông tin được đưa ra tại Diễn đàn Nông nghiệp 2024 “Nông nghiệp thông minh đột phá từ công nghệ 5.0” được tổ chức chiều nay, tại Hà Nội.
Thời gian qua, việc ứng dụng các công nghệ, thiết bị hiện đại vào quản lý bảo vệ rừng đã và đang được thí điểm ở một số nơi tại Tây Nguyên đã bước đầu cho thấy hiệu quả thiết thực. Đây là cách làm sáng tạo trong công tác quản lý bảo vệ rừng khi nguồn lực đầu tư và nhân lực còn hạn chế, được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang biểu dương và đề nghị nhân rộng.
87,7% tài xế Grab cho rằng đào tạo kỹ năng cho lái xe công nghệ là cần thiết. Đây là một trong những kết quả được đưa ra trong buổi tổng kết đánh giá chương trình hợp tác, hỗ trợ phát triển và nâng tầm kỹ năng cho cộng đồng lái xe công nghệ (2021-2024) do Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) và Grab Việt Nam tổ chức chiều 18/7, tại Hà Nội.
Trong chuyến công tác tại Hoa Kỳ từ ngày 22-28/6, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã làm việc với một số doanh nhân và doanh nghiệp trong lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. PV Xuân Lan thông tin:
Hôm nay, kỷ niệm 99 năm báo chí cách mạng Việt Nam. Trong những năm trở lại đây, trong xu thế chung của thế giới, báo chí đã liên tục trải qua những thay đổi mang tính cách mạng từ phương thức sản xuất, phân phối tin tức cho đến tiếp cận công chúng. Đặc biệt, sự nổi lên và phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ thay đổi cách thức tạo ra và phân phối thông tin, mà còn định hình lại toàn bộ hệ sinh thái truyền thông. Trên thực tế, tại Việt Nam, nhiều nhà báo, phóng viên bắt đầu ứng dụng các công cụ AI trong công việc hàng ngày của mình, như sử dụng ChatGPT để tìm kiếm thông tin, ứng dụng video, đồ họa và nhiều ứng dụng khác. Tuy nhiên, kho tàng AI vẫn chưa được khai thác hết, đồng thời những rủi ro từ AI đối với lĩnh vực báo chí – truyền thông cũng chưa được nhận diện một cách đầy đủ. Bối cảnh như vậy đặt ra những yêu cầu, trách nhiệm xã hội cao hơn đối với mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí. Nhà báo, chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh sẽ cùng bàn luận chủ đề này.
- Báo cáo của UNESCO chỉ ra giải pháp ứng dụng công nghệ trong giáo dục tại Việt Nam - UNICEF và các đối tác nỗ lực hỗ trợ nước sạch cho người dân Việt Nam - Sôi động giải bóng đá thanh niên, sinh viên Việt Nam mở rộng lần thứ 20 tại Cộng hòa Séc
Trong tất cả các văn kiện, Đảng và Nhà nước đã xác định: Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực chính cho phát triển kinh tế - xã hội, đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Trong thập kỷ qua, Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là một trong 7 quốc gia thu nhập trung bình đạt được nhiều tiến bộ nhất về đổi mới sáng tạo. Năm ngoái, nước ta xếp vị trí 46/132 quốc gia/nền kinh tế về Chỉ số đổi mới sáng toàn cầu do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới công bố, tăng 2 bậc so với năm 2022. Đáng chú ý, cũng trong năm ngoái, lần đầu tiên Việt Nam triển khai và công bố Báo cáo chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương. Đây được ví như công cụ "chẩn đoán sức khỏe" nền kinh tế, cung cấp điểm mạnh, điểm yếu, khuyến nghị các điều kiện cần thiết để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội dựa trên KHCN và đổi mới sáng tạo của từng địa phương.
Đang phát
Live