Như chúng tôi phân tích trong bài trước về tình trạng ô nhiễm do các bãi rác gây ra và những bất cập trong quy hoạch xử lý rác. Với khoảng 60.000 tấn rác sinh hoạt thải ra ngoài môi trường mỗi ngày, 70% lượng rác thải này được xử lý bằng phương pháp chôn lấp, trong đó, chỉ có khoảng dưới 20% là được chôn lấp hợp vệ sinh thì đây là nguy cơ gây ra tác động tiêu cực đến hệ sinh thái, môi trường sống và sức khỏe con người. Trong khi đó, công nghệ xử lý rác thải đã, đang và sắp được triển khai ở nước ta vẫn chưa có mô hình nào tối ưu khi mà rác thải ở nước ta có đặc thù là không được phân loại. Bài 2 trong Loạt bài có nhan đề: Xử lý rác thải – Công nghệ nào phù hợp? Mời quý vị và các bạn cùng nghe:
Phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo là yêu cầu khách quan, lựa chọn chiến lược, ưu tiên trong phát triển khoa học và công nghệ của Việt Nam. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định như vậy trước các nhà lãnh đạo, chuyên gia các tập đoàn công nghệ, tổ chức hàng đầu thế giới trong lĩnh vực bán dẫn và AI tại toạ đàm với chủ đề “Tăng cường hợp tác Việt Nam – Hoa Kỳ trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn và trí tuệ nhân tạo” ở New York, Hoa Kỳ. Trước đó, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã ký quyết định ban hành Chiến lược phát triển Công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó đặt mục tiêu doanh thu ngành này đạt 25 tỷ đô la Mỹ mỗi năm vào 2030 và trên 100 tỷ USD vào năm 2050. Vậy những tiềm năng nào cần được khai phá, thách thức nào cần phải vượt qua; cơ hội hợp tác nào giữa Việt Nam và các nước đầu tầu trong công nghiệp bán dẫn, trí tuệ nhân tạo AI cần được tận dụng để hiện thực hóa mục tiêu này.
Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030: “Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long” được xem là quyết định quan trọng nhằm tháo gỡ những khó khăn trên các lĩnh vực đồng thời là cầu nối để đưa mong muốn của các địa phương, nhà khoa học vào thực tiễn phục vụ phát triển bền vững vùng đất Chín Rồng.
Các doanh nghiệp có thể tối ưu hóa hiệu suất thiết kế và sản xuất trong suốt quá trình vận hành sản phẩm khi tiếp cận và áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến nhất liên quan đến mô phỏng đa ngành, phân tích kết cấu, và tối ưu hóa khả năng thiết kế ý tưởng cho đến sản xuất. Đây cũng là nội dung của Hội thảo Công nghệ FutureTech Vietnam 2024 do Công ty TNHH Upviet phối hợp với tập đoàn Altair Engineering tổ chức sáng nay (18/09) tại Hà Nội. Tin của phóng viên Quang Huy:
Sáng 11/9, Triển lãm Điện tử quốc tế (NEPCON Việt Nam 2024) đã khai mạc tại Hà Nội. Sự kiện quy tụ gần 300 thương hiệu điện tử hàng đầu từ 20 quốc gia. NEPCON Việt Nam 2024 là sự kiện thường niên của ngành công nghiệp điện tử, do Công ty RX Tradex Việt Nam tổ chức. PV Xuân Lan thông tin:
Theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông được giao là đơn vị chủ trì xây dựng và đang lấy ý kiến góp ý rộng rãi các cấp, các ngành đối với dự thảo Luật Công nghiệp công nghệ số để trình Quốc hội xem xét và thông qua vào kỳ họp sắp tới. Dự thảo luật này có nhiều điểm nổi bật về quản lý, hành lang pháp lý, phát triển công nghệ số, trong đó tài sản số lần đầu tiên được định nghĩa tại Điều 8 của dự thảo luật. Theo đó, dự thảo luật khẳng định: "Tài sản số là sản phẩm công nghệ số được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực quyền sở hữu bằng công nghệ chuỗi khối mà con người có quyền sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự và pháp luật có liên quan".
Để phục vụ cho sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp khởi nghiệp, các HTX trên địa bàn, Trung tâm Kiểm định kiểm nghiệm thuộc Sở khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức các phiên kết nối cung cầu công nghệ đến trực tiếp các đơn vị có nhu cầu. Thông qua đó đã giúp cho các doanh nghiệp, HTX và tổ chức có liên quan được tiếp cận và nắm bắt công nghệ mới, sản phẩm mới để kết nối, chuyển giao và ứng dụng theo nhu cầu thực tiễn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ thị trường KHCN.
Thưa quý vị và các bạn. Trong bối cảnh công nghệ phát triển hiện nay, các giải pháp quảng bá kết nối để giới thiệu sản phẩm có sử dụng công nghệ số giữ vai trò quan trọng đối với các DN khởi nghiệp. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp lựa chọn tổ chức, tham gia triển lãm để tiếp cận với các doanh nghiệp, đối tác cùng tìm cách cung cấp các dịch vụ một cách chất lượng nhất tới tay khách hàng. Muốn vậy, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần nắm bắt các kiến thức, kỹ năng quảng bá giới thiệu sản phẩm của minh sao cho phù hợp và áp dụng công nghệ như thế nào để tiết kiệm chi phí nhất và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Chương trình Khởi nghiệp của Đài TNVN hôm nay với chủ đề: “Giải pháp công nghệ số và triển lãm quảng bá giới thiệu sản phẩm cho DN khởi nghiệp” chúng tôi có cuộc trò chuyện cùng với:- Chị Phạm Thị Xuân, Viện trưởng Viện phát triển bền vững và kinh tế số Anh Nguyễn Minh Tiến, Giám đốc điều hành Công ty cổ phần Trung tâm Hội chợ triển lãm Việt Nam.
Chuyên gia Trung Quốc nhận định Tiềm năng hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Trung Quốc còn rất lớn - Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Lan Thương lần thứ 9: Hướng đến một Tiểu vùng Mê Công an toàn và bền vững - Còn nhiều dư địa để doanh nghiệp khởi nghiệp công nghệ khí hậu tại Việt Nam tiếp tục phát triển
Đang phát
Live