Do ảnh hưởng của dịch Covid 19, trong quý 3, số lao động có việc làm chính thức giảm gần 500 nghìn người, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động tăng hơn 530 nghìn người so với quý trước. Một lực lượng lớn lao động đã và đang di chuyển từ vùng có dịch về quê cho thấy con số này có thể chưa dừng lại. Mặc dù Quốc hội đã ban hành nhiều Nghị quyết hỗ trợ người dân và doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh Covid 19 nhưng giải quyết vấn đề lao động việc làm, chống đứt gãy chuỗi cung ứng về lao động trong bối cảnh thích ứng linh hoạt, an toàn với dịch bệnh vẫn là giải pháp căn cơ nhằm phục hồi và phát triển kinh tế. Đây cũng là vấn đề được các đại biểu Quốc hội quan tâm khi thảo luận báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế xã hội và phòng chống dịch Covid 19.
Dịch Covid-19 bùng phát lần thứ 4 đã khiến thị trường lao động đối mặt với tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Tình hình lao động việc làm quý 3 trở nên tồi tệ, số người thất nghiệp và thiếu việc làm tăng cao chưa từng thấy. Trong đó, từ tháng 10 này, hàng loạt doanh nghiệp phía Nam bắt đầu hoạt động trở lại thì thiếu lao động do rất nhiều lao động đã trở về quê tránh dịch. Doanh nghiệp và người lao động đỏ mắt tìm nhau là thực tế đang diễn ra. Cần làm gì để cải thiện thị trường lao động những tháng cuối năm nay và những năm sau? Chương trình 10 phút sự kiện luận bàn hôm nay, chúng tôi đề cập nội dung này:
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý 3 năm nay là hơn 49 triệu người, giảm 2 triệu so với quý 2 và giảm 2,2 triệu người so với cùng kỳ năm trước. Trong quý 3, số lao động có việc làm chính thức hơn 15 triệu người, giảm gần 469 nghìn người so với quý trước và giảm 657 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động quý 3 là hơn 1,7 triệu người, tăng 532 nghìn người so với quý 2 và tăng 449.600 người so với cùng kỳ năm trước. Hầu hết các ngành kinh tế đều ghi nhận mức sụt giảm thu nhập bình quân của người lao động so với quý trước. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Phạm Hoài Nam, vụ trưởng Vụ Thống kê dân số và lao động, Tổng cục Thống kê về nội dung này.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, tỉnh Quảng Nam là một trong những địa phương đầu tiên tổ chức đón người từ vùng dịch trở về với hơn 6.500 người dân đã được đón về quê an toàn. Từ giữa tháng 8 đến nay, tỉnh Quảng Nam đã triển khai các giải pháp để bố trí việc làm, giúp người dân về từ các vùng dịch sớm ổn định cuộc sống.
Ngăn chặn đà lây lan của dịch bệnh.- Nhật Bản thúc đẩy lợi ích kinh tế, chính trị tại khu vực Trung Đông.- Quản lý thị trường Hà Nội: Phát hiện hơn 1.000 máy trợ thở không rõ nguồn gốc.
Theo nhận định và tính toán của nhiều chuyên gia và nhà khoa học, với lượng vaccine được cam kết sẽ bàn giao trong quý III và quý IV năm nay, cùng nỗ lực đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng ở tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, thì mục tiêu Việt Nam sẽ đạt miễn dịch cộng đồng với trên 70% dân số được tiêm vaccine vào cuối quý I/2022 là khả thi. Đây là cơ sở để chúng ta tin tưởng vào việc mở cửa lại và khôi phục hoạt động kinh tế vào đầu quý II/2022. Khi đó trường lao động sẽ sôi động hơn. Tuy nhiên nếu không chuẩn bị từ bây giờ, sẽ khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt lao động khi dịch bệnh được kiểm soát. Vì vậy, cùng với việc giữ chân người lao động trong dịch bệnh, Chính phủ và các địa phương cần chuẩn bị các phương án hỗ trợ, đào tạo và đào tạo lại để người lao động có thể quay lại thị trường lao đống sớm nhất có thể. Cùng với đó là sự chủ động tham gia thị trường của chính người lao động. Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh. Bài 2: Lo trước để khỏi lo sau.
Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn, khó kiểm soát hơn của đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 khiến thị trường lao động rơi vào trạng thái biến động khó lường, tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tăng mạnh. Chỉ tính riêng trong quý 2 năm nay, gần 1,2 triệu người thất nghiệp và khoảng 1,1 triệu người thiếu việc làm, thu nhập bình quân của người lao động giảm 226.000 đồng/tháng và theo dự báo, con số này vẫn sẽ không ngừng tăng lên. Vậy làm sao để đảm bảo việc làm cho người lao động trong bối cảnh dịch bệnh và làm thế nào để người bị mất việc, ngưng việc có thể nhanh chóng quay trở lại thị trường lao động khi dịch Covid được kiểm soát, đẩy lùi? Loạt bài “Giữ việc làm cho lao động trong và sau đại dịch” của nhóm phóng viên Hà Nam và Kim Thanh sẽ phân tích rõ hơn vấn đề này. Bài 1: Thất nghiệp - thiếu việc làm gia tăng, gánh nặng cuộc sống người lao động.
Cách đây 2 ngày, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc của Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp và bộ, ngành, địa phương để lắng nghe, chia sẻ, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch COVID-19 diễn ra vô cùng phức tạp. Đã có rất nhiều khuyến nghị được nêu ra, tập trung ở câu chuyện làm sao để đảm bảo “mục tiêu kép” vừa an toàn phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế, đặc biệt là ổn định đời sống, dân sinh. BTV Nguyên Long có bình luận “Sinh kế của con người, sinh mệnh của nhân dân”:
Ấn Độ là quốc gia có tỉ lệ lao động nữ thấp nhất thế giới, 27% so với 50% của thế giới. Đại dịch Covid 19 tác động tiêu cực đến nền kinh tế của Ấn Độ sẽ khiến cho tỉ lệ cơ cấu lao động nam - nữ tại nước này bất bình đẳng hơn nữa, thậm chí tước đi rất nhiều cơ hội của phụ nữ được quay trở lại làm công việc cũ.
! Dân số già, khiến lực lượng lao động bị thu hẹp là thực trạng xã hội đáng báo động ở nhiều quốc gia. Nhiều nước phải nhờ đến nguồn lao động nhập cư để bổ sung nguồn lao động trong nước, nhưng đại dịch Covid-19 khiến các đường biên giới bị đóng cửa càng làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu lao động. Australia là quốc gia chịu tác động rõ rét của việc thiếu lao động, nhất là ngành nông nghiệp có trị giá trị 51 tỉ đô la mỗi năm. Cấp thị thực cho lao động nước ngoài là một trong những giải pháp ưu tiên của chính phủ Australia, trong đó chính phủ nước này đặt mục tiêu cấp thị thực làm việc 3 năm vào cuối năm nay cho công dân từ 10 nước thành viên ASEAN. Liệu đây có phải cơ hội cho lao động khu vực Đông Nam Á? Lợi thế và những vấn đề đặt ra đối với lao động nước ngoài ở Australia là gì?
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)