Trong những năm gần đây, công tác phát triển, đào tạo nhân lực của nước ta đã đạt được một số thành tựu đáng kể, góp phần hỗ trợ đắc lực vào sự phát triển KT-XH của đất nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình mới thì công tác Giáo dục nghề nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế về quy mô, phương thức giảng dạy, cơ cấu lao động còn chậm chuyển dịch… Trước thực tế đó, để đáp ứng nhu cầu lớn về nhân lực chất lượng cao, nhiều cơ sở Giáo dục nghề nghiệp đã hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức để đầu tư thay đổi phương thức đào tạo nghề theo hướng chuẩn quốc tế. Khách mời là: ông Đồng Văn Ngọc - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội và ông Nguyễn Tiến Đông - Giám đốc Trung tâm đào tạo Công ty TNHH sản xuất và Kinh doanh Vinfast.
Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội (Sở Lao động Thương binh và Xã hội) phối hợp với Bộ Tư lệnh Thủ đô tổ chức Phiên giao dịch việc làm chuyên đề dành cho Bộ đội xuất ngũ với gần 1.400 chỉ tiêu việc làm với mức lương từ 5 đến 15 triệu đồng cho người lao động, bộ đội xuất ngũ trong phiên giao dịch. Phản ánh của phóng viên Kim Thanh:
Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa. Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn được nghề sớm phù hợp năng lực của bản thân. Từ đó, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn. Mô hình tương tự đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực. Khách mời là ông Nguyễn Công Truyền- Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
Mô hình đào tạo 9+ là mô hình đào tạo song hành học nghề và học văn hóa. Sau khi học sinh tốt nghiệp lớp 9 có thể tiếp tục liên thông lên bậc cao đẳng. Mô hình này sẽ giúp các em học sinh chọn được nghề sớm, phù hợp năng lực của bản thân. Từ đó, rút ngắn thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí, sớm gia nhập thị trường lao động trong khi vẫn có cơ hội liên thông lên các trình độ cao hơn. Mô hình tương tự đã triển khai thành công ở nhiều nước trên thế giới. Điển hình là tại Đức với mô hình đào tạo kép và tại Nhật Bản với mô hình đào tạo KOSEN, đào tạo cho người học tốt nghiệp tương đương Trung học cơ sở. Doanh nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phối hợp với các cơ sở giáo dục đào tạo nhân lực. Khách mời là ông Nguyễn Công Truyền - Hiệu Trưởng Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội.
Dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực ở nhiều quốc gia trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Lĩnh vực du lịch, khách sạn bị ảnh hưởng trực tiếp khiến nhiều người không còn việc làm hoặc phải chuyển sang làm các công việc khác. Đây là vấn đề báo động dự kiến sẽ khiến ngành du lịch đang mất dần nhân lực chất lượng cao với kinh nghiệm làm việc nhiều năm trong nghề. Vậy doanh nghiệp và người lao động cần làm gì để phát triển kinh doanh và giữ được việc làm? Khách mời là bà Dương Mai Lan- Tổng Giám đốc Công ty Thuận An Ascend Travel and Media.
Ở tuổi 24, Trần Văn Bình – chàng trai dân tộc Tày đã trở thành tấm gương vượt khó, phát triển kinh tế của lớp thanh niên và người dân ở xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn với mô hình gia trại, thường xuyên duy trì từ 500 – 700 con gà, vịt ao cá với 500 con giống các loại cá nước ngọt, ngoài ra còn 2Ha vườn quýt cùng khu nuôi giun trên khuôn viên 300 Ha. Sản phẩm chủ lực của gia trại Trần Văn Bình là trứng vịt sạch và vịt thịt đã được cung cấp rộng rãi. Trong mục “Chuyện đêm” hôm nay, mời quý vị và các nghe tâm sự của chàng trai mồ côi người dân tộc Tày này về quá trình phát triển thương hiệu trứng vịt sạch và tạo công ăn việc làm cho thanh niên địa phương.
- Chính sách hỗ trợ tạo sinh kế cho người cao tuổi trong bối cảnh già hóa dân số hiện nay làm sao cho phù hợp với thực tiễn và đạt hiệu quả. - Mô hình khởi nghiệp từ nông nghiệp sạch tại Đắk Lắk
Hướng tới mục tiêu cải cách, tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư, mới đây, Quốc hội Indonesia đã thông qua Dự luật Tạo việc làm (Omnibus). Thế nhưng ngay lập tức, dự luật đã vấp phải những quan điểm tranh cãi cũng như làn sóng phản đối mạnh mẽ từ phía người dân. Cho đến nay, các cuộc biểu tình, đình công thậm chí bạo loạn vẫn liên tục diễn ra trên khắp đất nước và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì sao một chính sách nhằm tạo công ăn việc làm như vậy lại không “được lòng dân”? Cái lý của chính quyền Indonesia là gì? Và tình thế hiện nay sẽ phải xử lý như thế nào?
- Cần làm rõ trách nhiệm khi để xảy ra sai sót trong bộ sách giáo khoa lớp 1.- Cam kết việc làm sau đào tạo – bản lĩnh của nhiều trường nghề chất lượng cao.- “Đội xe ôm an toàn" chuyên cứu giúp các nạn nhân bị tai nạn.
-Phát triển hạ tầng số, xã hội số - Cần quan tâm vấn đề bảo mật an toàn thông tin, an ninh mạng. -Cơ hội việc làm ngành an toàn thông tin thời kỳ Công nghiệp 4.0.
Đang phát
Chương trình: Cùng bạn sống khỏe17h-17h30
Live
13h30 - 13h05
Bản tin nông nghiệp13h05 - 13h20
Mùa vàng (phát lại)13h20 - 13h25
Quảng cáo13h25 - 13h40
Dòng chảy kinh tế (phát lại)13h40 - 13h45
Quảng cáo13h45 - 14h00
Sống chung với biến đổi khí hậu (phát lại)14h00 - 14h05
Bản tin thời sự (VH-XH quốc tế)14h05 - 14h35
Chân dung cuộc sống14h35 - 14h50
Pháp luật và đời sống (phát lại) (đang phát)