Các đại biểu Quốc hội thảo luận về việc đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.- Mít tinh hưởng ứng Ngày Thế giới phòng, chống AIDS (01/12).- 35 năm qua, Việt Nam là nước dẫn đầu châu Á – Thái Bình Dương về số người được điều trị HIV, giúp kiểm soát được phần lớn ca lây nhiễm.- Nhu cầu bất động sản phục vụ thương mại điện tử, logistics tăng cao nhờ sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử.- Quân đội Li-băng và nhóm vũ trang Héc-bô-la cáo buộc Ixraen vi phạm thỏa thuận ngừng bắn. Quốc tế kêu gọi các nỗ lực mới để có một lệnh ngừng bắn khác cho dải Gaza.- Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội.- Triển khai, nhân rộng đề án 1 triệu ha lúa phát thải thấp ở 12 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long sau thành công bước đầu thí điểm tại 5 địa phương.
Qua 15 năm thực hiện, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã góp phần hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu kinh tế theo hướng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế. Cuộc vận động không chỉ làm thay đổi nhận thức, thói quen người tiêu dùng trong ưu tiên chọn lựa, sử dụng hàng Việt Nam, mà còn thể hiện lòng yêu nước và khơi dậy niềm tự hào hàng Việt. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn bộ phận người tiêu dùng chưa thật sự tin tưởng chất lượng hàng hóa, sản phẩm Việt.“Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt - sau 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” là chủ đề của Chương trình Chuyên gia của bạn với sự tham gia của khách mời là bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Tiếp tục phiên chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa 15, hôm nay, Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng về các nội dung: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ngành báo chí trong giai đoạn bùng nổ về truyền thông trên mạng xã hội hiện nay, đặc biệt là vai trò của báo chí cách mạng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; Quản lý hoạt động quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng; Đầu tư, phát triển và nâng cao chất lượng hạ tầng viễn thông, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phơc, Bộ trưởng Bộ Công An Lương Tam Quang tham gia giải trình những nội dung đại biểu đặt ra.
Đã có 190 doanh nghiệp với tổng số 359 sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024. Đây là những doanh nghiệp đáp ứng hệ thống các tiêu chí của Chương trình THQG Việt Nam, là những doanh nghiệp tiêu biểu, đại diện cho Thương hiệu Việt Nam. Việc chuyển đổi kinh tế xanh là yêu cầu bắt buộc trên thế giới. Chuyển đổi xanh của doanh nghiệp gắn chặt với công cuộc chuyển đổi xanh, phát triển bền vững của một quốc gia. Chương trình Thương hiệu Quốc gia Việt Nam 2024 nhấn mạnh chủ đề “Vươn mình tiến vào kỷ nguyên xanh”. “Nâng cao vị thế Thương hiệu Quốc gia Việt Nam trong kỷ nguyên mới” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật với sự tham gia của các vị khách mời là ông Hoàng Minh Chiến - Phó Cục trưởng Cục XTTM (Bộ Công Thương) và ông Trần Lê Hồng - Phó Cục trưởng Cục SHTT (Bộ KHCN) - Chuyên gia Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam).
Nằm ở cửa ngõ phía Nam của Hà Nội, với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, lượng khách du lịch đến Hà Nam đang thiết lập kỷ lục mới, với 4,2 triệu lượt khách trong 9 tháng năm nay. Đặc biệt, mới đây, tỉnh Hà Nam lần đầu tiên được vinh danh là “Điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á” năm 2024 tại lễ trao Giải thưởng Du lịch thế giới. Phát huy tiềm năng, thế mạnh sẵn có, Hà Nam đang đẩy mạnh thu hút đầu tư vào du lịch trên địa bàn tỉnh, phát triển công nghiệp, dịch vụ, thương mại, đặc biệt là các sản phẩm du lịch cao cấp, du lịch xanh. Đồng thời, tỉnh cũng nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch nhằm khẳng định thương hiệu là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách.
Sổ tay Đảng viên điện tử là giải pháp công nghệ giúp các đảng viên thuận tiện trong việc học tập, tra cứu, tương tác với tổ chức đảng trên máy tính và trên ứng dụng điện thoại thông minh. Phần mềm gồm các chức năng chính như: Sinh hoạt đảng; Học tập nghị quyết; Tin tức và truyền thông; Văn kiện, tư liệu; Quản lý văn bản và tiện tích. Giống như một thư viện thu nhỏ, Sổ tay Đảng viên điện tử hỗ trợ đảng viên tìm kiếm, xem và tải về các tài liệu, văn bản liên quan đến Đảng, các tài liệu nội bộ; Đồng thời, việc triển khai nền tảng số "Sổ tay đảng viên điện tử" và số hóa nghiệp vụ công tác Đảng còn góp phần nâng cao chất lượng sinh hoạt cấp ủy, sinh hoạt chi bộ.
Viễn thông Việt Nam trước ngưỡng cửa phổ cập mạng 5G.- Đắk Lắk: Nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy cho người dân.- Cửa hàng mới của Netflix tại Anh hút khách nhờ vật phẩm của các bộ phim nổi tiếng.
Nghiêm cấm việc không phản ánh hoặc bỏ sót kết quả kiểm toán. Đặc biệt, khi có phát hiện kiểm toán quan trọng thì dựa trên cơ sở pháp luật, chuẩn mực kiểm toán nhà nước, các quy định của Ngành phải báo cáo kịp thời cấp có thẩm quyền và đi tới tận cùng của vấn đề để thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ củng cố vững chắc cho các phát hiện, kiến nghị kiểm toán. Đó là một trong những nội dung chỉ đạo mới nhất của Tổng Kiểm toán nhà nước Ngô Văn Tuấn tại Chỉ thị số 1671/CT-KTNN vừa được ký ban hành ngày 01/10/2024 về thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
Nâng cao qui định an toàn của nhà ở kết hợp kinh doanh.- Cuộc thi vẻ đẹp kiểu tóc châu Phi, tôn vinh giá trị tuyền thống tại Cuba
Cần sớm giải quyết nghịch lý thiếu giáo viên nhưng vẫn thừa biên chế.- Sự kỳ vọng của Đảng Dân chủ trong chiến dịch tranh cử tại Mỹ.- Nâng cao khả năng ứng phó động đất ở Kon Tum
Đang phát
Live