Dịch sốt xuất huyết năm nay tăng cao bất thường, không còn theo chu kỳ 3 đến 5 năm một lần như trước. Trong tuần qua, số ca mắc tăng nhanh trở lại, đặc biệt, tại Hà Nội số ca mắc mới tăng mạnh với hơn 2000 ca một tuần. Đáng lo ngại, nhiều ca nhập viện trong tình trạng nặng, với nhiều nguyên nhân khác nhau:
Người tiêu dùng Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung ngày càng quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống xanh và có xu hướng lựa chọn sản phẩm của các thương hiệu có chiến lược phát triển bền vững, hài hòa giữa lợi ích kinh doanh và lợi ích của cộng đồng, quan tâm giữ gìn và bảo vệ môi trường. Theo số liệu thống kê, có tới 80% người tiêu dùng Việt sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Điều này cho thấy đã có sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của người tiêu dùng. Tiêu dùng xanh là nội dung quan trọng được đề cập trong Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn đến 2050 của Việt Nam. Do đó, nâng cao vị thế hàng Việt theo hướng xanh, phát triển bền vững, phù hợp với xu thế phát triển chung của toàn cầu là hết sức cần thiết. Chương trình Chuyên gia của bạn hôm nay bàn về chủ đề này, BTV Anh Tú có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn An Thịnh -giảng viên cao cấp, Trưởng Khoa Kinh tế phát triển - ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Đến nay, nước ta có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong tốp 500 thế giới… Mặc dù chất lượng giáo dục đại học của nước ta đã tăng khá ấn tượng trong thời gian qua nhưng theo đánh giá của các chuyên gia, kết quả này vẫn chưa được như kỳ vọng, trong đó rõ nhất là việc đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu. Để giải quyết thực trạng này, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Đề án nâng cao chất lượng giáo dục đại học giai đoạn 2019-2025 Mục tiêu của Đề án là: Đến năm 2025, 100% sinh viên tốt nghiệp đạt chuẩn đầu ra kể cả chuẩn trình độ ngoại ngữ, tin học, kỹ năng phần mềm để sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động; Phấn đấu 100% cơ sở giáo dục đại học thực hiện tốt cơ chế tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả được Đảng và Nhà nước ta xác định là một trụ cột quan trọng góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững. Các nghiên cứu cho thấy, do nhiều nguyên nhân, việc sử dụng năng lượng còn lãng phí, chưa hiệu quả. Tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các ngành công nghiệp có thể lên tới 25-30%; tại các tòa nhà, công trình xây dựng là tương đối lớn, từ 10- 40%. Đánh giá cao công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng, chuyển biến từ ý thức sang hành động TKNL, song, góp ý tại Diễn đàn “Nâng cao tuyên truyền về sử dụng hiệu quả năng lượng cho phát triển bền vững” do Hội nhà báo Việt Nam tổ chức ngày 30/08/2023 tại Hà Nội, các chuyên gia cho rằng, cần coi trọng các chủ thể tuyên truyền và sử dụng năng lượng trong công tác truyền thông về TKNL.
Năm học 2023-2024 này, chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 tiếp tục được đưa vào giảng dạy ở lớp 4 bậc Tiểu học, lớp 8 bậc THCS, lớp 11 bậc THPT và tiếp tục ở các lớp thấp hơn trong mỗi cấp học. Cùng với việc chuẩn bị tốt nhất cho năm học mới, ngành Giáo dục - Đào tạo và các trường học tại Hải Phòng cũng đánh giá lại việc thực hiện chương trình GDPT 2018, sẵn sàng về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất để phát huy tốt nhất những ưu thế của chương trình GDPT mới.
Hôm nay (8/8), tại thành phố Buôn Ma Thuột, Hội đồng Lý luận, phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương tổ chức Hội nghị tập huấn với chủ đề Nâng cao nhận thức, trình độ, năng lực; đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật trong tình hình mới.
Nâng cao trách nhiệm cán bộ giao dịch của ngân hàng để hỗ trợ người dân phát hiện và ngăn chặn kịp thời các vụ lừa đảo chuyển tiền.- Cuối tháng 8 này, Ủy ban chứng khoán Nhà nước sẽ có cuộc họp với Tổ chức xếp hạng tín nhiệm quốc tế để bàn việc nâng hạng thị trường Việt Nam.
Theo kết quả đánh giá của Google, tính đến hết năm 2022 độ tuổi trung bình trẻ em Việt Nam sở hữu điện thoại là 9 tuổi trong khi tỉ lệ này với trẻ em trên thế giới là 13 tuổi. Hoạt động trực tuyến phổ biến nhất của trẻ em khi dùng điện thoại trên không gian mạng là học tập, vui chơi giải trí và kết nối liên lạc với bạn bè người thân. 82% trẻ trong độ tuổi 12-13 tuổi đã sử dụng Internet. Con số này tăng lên 93% đối với trẻ từ 14-15 tuổi. Thực tế đó cho thấy, không gian mạng đang có ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với sự phát triển của trẻ em. Cần nhìn nhận rằng việc sử dụng điện thoại hay các ứng dụng trên Internet mang đến khá nhiều lợi ích cho trẻ em khi được tiếp cận và học tập các kiến thức một cách trực quan, sinh động và dễ hiểu. Tuy vậy theo các chuyên gia, nhiều trẻ em Việt Nam đang được tiếp cận với điện thoại, internet quá sớm. Điều này dẫn đến việc các em tương tác trên môi trường mạng trong khi chưa có kiến thức, kỹ năng về an toàn mạng là một trong những thách thức dẫn đến rủi ro. Do đó cần có các giải pháp hướng dẫn trẻ em cách tiếp cận và sử dụng điện thoại và mạng internet hợp lý. Tiến sỹ Vũ Việt Anh, Giám đốc Học viện Thành Công cùng bàn luận câu chuyện này.
Sáng nay (19/7), tại thành phố Quy Nhơn, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị toàn quốc công tác đối ngoại nhân dân năm 2023. Tham dự Hội nghị có 250 đại biểu, khách mời là lãnh đạo Ban Đối ngoại Trung ương, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội và một số ban, bộ, ngành Trung ương; đại diện các tổ chức thành viên của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam ở Trung ương và địa phương.
Đại hội Đảng bộ tỉnh Hậu Giang lần thứ 14, xác định 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá chiến lược của tỉnh trong nhiệm kỳ 2020 - 2025 là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Thực hiện nhiệm vụ đột phá này, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Hậu Giang đã từng bước tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp có phẩm chất đạo đức, tâm huyết vì sự phát triển của tỉnh, đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
Đang phát
Live