Sáng nay, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng tổ chức Hội thảo khoa học "Tác phẩm Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân - Giá trị lý luận và thực tiễn", nhân kỷ niệm 55 năm ngày tác phẩm ra đời.
Tai nạn giao thông nghiêm trọng trên các tuyến cao tốc: Lỗi tại con đường hay tại con người?- Phát hiện nhiều vụ việc sản xuất hàng giả, hàng cấm với số lượng lớn.- Thụy Điển nỗ lực vượt qua “cửa ải” cuối cùng để gia nhập NATO.- Lao động đi làm việc ở nước ngoài tạo động lực cho phát triển kinh tế xã hội đất nước.- Lạng Sơn chú trọng tuyên truyền, nâng cao nhận thức phòng cháy chữa cháy cho người dân
Thời gian qua, Chương trình OCOP của tỉnh Hòa Bình đã góp phần nâng tầm giá trị sản phẩm truyền thống địa phương. Thông qua chương trình đã hình thành nhiều vùng sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao gắn với chuỗi giá trị sản phẩm, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.
Chiều 11/01, Kiểm toán nhà nước đã tổ chức Hội nghị ký Quy chế phối hợp công tác với Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Long An. Hội nghị đánh giá những kết quả đạt được, các hạn chế, vướng mắc trong thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Kiểm toán nhà nước và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố; đồng thời, thống nhất phương hướng, đề xuất giải pháp thực hiện công tác phối hợp tốt hơn trong thời gian tới.
Chuyển đổi số đang diễn ra rất nhanh trên nhiều lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế như thương mại, ngân hàng tài chính, du lịch, y tế giáo dục đến giải trí… góp phần thúc đẩy kinh tế số phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên quá trình này cũng gặp không ít thách thức đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thông qua chương trình OCOP, nhiều địa phương đã quy hoạch được các vùng nguyên liệu đặc sản, phát triển các ngành nghề nông thôn, đặc biệt là bảo tồn và phát triển nhiều làng nghề truyền thống, đưa sản phẩm ra thị trường trong nước và xuất khẩu ngày càng nhiều. Tuy nhiên, thực tế đòi hỏi, các làng nghề và doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, phương thức quảng bá cần được đổi mới để sản phẩm OCOP đến gần hơn người tiêu dùng.
Thương trường chưa khởi sắc, dù số doanh nghiệp tham gia thị trường đã nhiều hơn số doanh nghiệp rút lui.- Kinh tế thế giới 2024 có khả năng “hạ cánh mềm” với mức tăng trưởng thấp nhất kể từ cuộc khủng hoảng 2008.- Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục hỗ trợ người lao động nâng cao chất lượng cuộc sống.
Triển vọng ảm đạm của kinh tế châu Âu.- Xuyên tạc bôi nhọ chính sách đối ngoại của Việt Nam: thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch.- Loạt bài: Thí điểm mô hình chính quyền đô thị ở Đà Nẵng: Cần cơ chế đột phá mới- Bài 2: Những vướng mắc từ mô hình chính quyền đô thị tại Đà Nẵng.Hà Nội triển khai chương trình hỗ trợ người nộp thuế thực hiện quyết toán thuế. - Nâng cao cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo.
Sáng 28/11, Bảo tàng Lịch sử quốc gia tổ chức tọa đàm khoa học “Nâng cao hiệu quả giáo dục truyền thống thông qua di sản văn hóa ở bảo tàng, di tích”, với sự tham gia của đại diện Cục Di sản văn hóa và đại diện các Bảo tàng, di tích trên cả nước. Tọa đàm nhằm hướng đến mục tiêu cung cấp, bổ sung kiến thức văn hóa, lịch sử, giáo dục lòng tự hào dân tộc, góp phần bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa.
Việc thanh toán tiền điện theo phương thức điện tử đã trở thành thói quen của đại bộ phận khách hàng trên cả nước. Các hợp đồng mua bán điện ký mới cũng được đa số khách hàng lựa chọn sử dụng hình thức điện tử. Nhiều năm qua, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực điện lực không ngừng đẩy mạnh chuyển đổi số theo hướng đồng bộ, hiện đại nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dịch vụ, mang lại lợi ích cho cả khách hàng và doanh nghiệp. “Đẩy mạnh số hóa, nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng dùng điện” là chủ đề của Chương trình chuyên gia của bạn, với sự tham gia đồng hành của ông Bùi Quốc Hoan - Phó Trưởng ban kinh doanh, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).
Đang phát
Live