Chiều 11/11, nhân chuyến thăm và dự Tuần lễ Văn hoá Du lịch Gia Lai 2023, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lê Minh Hoan đã có buổi gặp gỡ, tọa đàm cùng các doanh nghiệp làm cà phê ở địa phương xoay quanh chủ đề nâng cao giá trị ngành hàng cà phê.
Sau gần 15 năm triển khai thực hiện, Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã đạt được nhiều kết quả. Hàng Việt được quảng bá rộng khắp, các kênh phân phối, tiêu thụ ngày càng phát triển, giúp người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận. Việc kết nối cung cầu hàng hóa đã hỗ trợ tiêu thụ nông sản, thực phẩm an toàn và hàng công nghiệp nông thôn, sản phẩm làng nghề. góp phần bình ổn thị trường. Tuy vậy, kinh tế nước ta có độ mở lớn, hội nhập quốc tế sâu rộng, những cam kết trong các hiệp định thương mại về lộ trình xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với hàng hóa, cùng với xu hướng tiêu dùng xanh, phát triển bền vững, đang đặt nền kinh tế Việt Nam trước những thách thức mới, cạnh tranh gay gắt.Trong khi đó, quy mô của các doanh nghiệp nước ta nhỏ, sức cạnh tranh chưa cao, hàng hóa có thương hiệu chưa nhiều. Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề “Nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của hàng Việt” với sự tham gia của khách mời là bà Trịnh Thị Ngân - Trưởng Ban cố vấn, Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa thành phố Hà Nội.
Cần sớm hoàn thiện thể chế và quyết liệt hơn trong triển khai thực hiện nhằm đẩy nhanh hơn tiến độ các dự án đầu tư công cũng như tiếp tục nâng cao năng lực lập dự toán, điều tiết chính sách tài khóa, thu, chi linh hoạt, đảm bảo an toàn, hiệu quả, tạo chủ động cho các địa phương trong quản lý, sử dụng vốn phân bổ, tránh thất thoát, lãng phí trong các khoản chi đầu tư là nội dung được nhiều đại biểu Quốc hội tập trung cho ý kiến trong phiên thảo luận tại Quốc hội sáng nay.
Hà Nội: Ca mắc sốt xuất huyết tiếp tục tăng cần nâng cao cảnh giác - Người trẻ tuổi tử vong vì sốt xuất huyết là điều rất khó chấp nhận! - Đổi mới sáng tạo phát triển ngành công nghiệp dược Việt Nam
Có thể nói, chưa bao giờ, các sản phẩm vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo lại xuất hiện nhiều tại các Trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị hiện đại và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như bây giờ. Khi đời sống ngày càng nâng cao, các sản phẩm đặc sản với những cái tên gắn với địa danh đặc trưng vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo trở nên quen thuộc với người tiêu dùng trong nước, không chỉ dừng lại là những món quà tặng, biếu, mà đã phổ biến trong tiêu dùng thực phẩm hàng ngày của nhiều gia đình. Hành trình để những đặc sản này có mặt ở những trung tâm thương mại lớn, tiếp cận người tiêu dùng, lan toả thương hiệu sản phẩm vùng miền có sự góp sức không nhỏ của nhiều bộ, ngành, doanh nghiệp, HTX và sự chủ động của những người nông dân, nỗ lực đầu tư dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm, ứng dụng công nghệ trong quảng bá và tiêu thụ sản phẩm. Điều này cũng cho thấy những quyết sách của Chương trình phát triển thương mại miền núi, hải đảo theo Quyết định 1162 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025 đang phát huy tác dụng.Khách mời tham dự Diễn đàn:- TS Trịnh Thị Thanh Thủy - Nghiên cứu viên cao cấp, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương, Bộ Công Thương. - GS.TS Hoàng Đức Thân - Nguyên Viện trưởng Viện Thương mại và kinh tế quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Chiều nay (19/10), tại Hà Nội, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa đến thăm và làm việc tại Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhiều ý kiến tại buổi làm việc kiến nghị tới Ban Tuyên giáo Trung ương về việc chỉ đạo đánh giá tổng kết công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực báo chí truyền thông. Cần ban hành văn bản chỉ đạo định hướng chiến lược cho lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong lĩnh vực này.
Suốt hơn 30 năm qua, doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) luôn là nguồn lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế Việt Nam, tạo thêm việc làm, tăng giá trị sản xuất công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, việc liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước để cùng phát triển, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu và nâng cao giá trị cho hàng hóa Việt Nam vẫn tiến triển khá chậm. Hiệu ứng lan tỏa về công nghệ và năng suất lao động từ đối tác nước ngoài đến doanh nghiệp trong nước còn hạn chế. Tình trạng liên kết yếu còn thể hiện qua tỷ lệ nội địa hóa của các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong nước vẫn còn thấp. Chương trình Chuyên gia của bạn bàn về chủ đề: “Tăng cường kết nối doanh nghiệp Việt với các doanh nghiệp FDI để tiêu thụ sản phẩm sản xuất trong nước.” Khách mời là TS Nguyễn Văn Hội - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách Công Thương - Bộ Công Thương.
- Phỏng vấn PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu đời sống xã hội về những giải pháp nâng cao năng suất lao động - Thanh Thuỷ, Phú Thọ: Nhiều giải pháp giảm nghèo hiệu quả nhờ tín dụng chính sách
Năm 2018, Vùng Non nước Cao Bằng đã được UNESCO công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. 5 năm qua, dù dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch nhưng Cao Bằng đã từng bước xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như nâng cao nhận thức của người dân nhằm khai thác, phát huy giá trị sự vinh danh của UNESCO.
Giải pháp nào để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm?- Giải bài toán thiếu vốn để đầu tư phát triển, hạ tầng giao thông –TP Hồ Chí Minh vận dụng cơ chế đặc thù theo Nghị quyết 98.- Nhìn nhận Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - các quốc đảo Thái Bình Dương.- Nâng cao ý thức chủ động phòng cháy, giảm nguy cơ cháy.
Đang phát
Live