Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII về xây dựng, phát triển công nghệ cao, kinh tế xanh, TP.HCM đã có rất nhiều doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, để thúc đẩy sự phát triển của xu thế này cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Yên Bái là tỉnh miền núi có 30 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 57,3 %. Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, thời gian qua, cùng với lồng ghép các chính sách của Trung ương, của tỉnh để phát triển kinh tế - xã hội, Yên Bái còn ban hành nhiều nghị quyết, chính sách, cũng như tuyên truyền, vận động giúp đồng bào nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước, qua đó đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa đã có nhiều khởi sắc.
Triển khai từ năm 2010 đến nay, Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới ngày càng lan tỏa sâu rộng. Nhờ đó, bộ mặt nông thôn tại nhiều địa phương có những thay đổi toàn diện, đời sống người dân được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, công cuộc xây dựng nông thôn mới còn nhiều khó khăn. Nhất là theo quyết định 318 của Thủ tướng Chính phủ ban hành bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 thì một số tiêu chí đòi hỏi cao hơn và khó thực hiện … Để đạt được mục tiêu đã đề ra, cần nhìn lại cách tiếp cận nông thôn mới. Xây dựng NTM không chỉ thay đổi diện mạo nông thôn, mà phải đi vào chiều sâu, gắn với bản sắc, giá trị nông thôn.Hai vị khách mời tham gia trao đổi trong Diễn đàn chủ nhật:- Ông Lưu Đức Khải - Phó Trưởng ban phụ trách Ban Nghiên cứu xã hội, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, Bộ Kế hoạch đầu tư.- Ông Đỗ Hải Triều - Phó Chánh Văn Phòng Điều phối chương trình xây dựng NTM tỉnh Vĩnh Phúc.
Tại quảng trường Chiến Thắng, Pra-ha, Cộng hòa Séc đã diễn ra Lễ hội Ẩm thực và Văn hóa các Đại sứ quán 2023 do chính quyền Quận Pra-ha 6 phối hợp với Hội chợ nông dân (Farmer’s Market) tổ chức.
Sáng nay, 8/6, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk tổ chức buổi tập huấn nâng cao năng lực trong công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em cho hơn 100 cán bộ làm công tác trẻ em cấp huyện, xã.
Thực tế thời gian qua cho thấy, dịch vụ công trực tuyến đã được Chính phủ, các Bộ ngành triển khai ngày càng hiệu quả, sâu rộng: Gần 4.400/6.502 thủ tục hành chính cung cấp dịch vụ công trực tuyến (đạt trên 67%); đến nay, tất cả các bộ, ngành, địa phương đã có Cổng dịch vụ công, với việc cung cấp hơn 97,3% dịch vụ công ở các mức độ 3, mức độ 4. Ứng dụng dịch vụ công trực tuyến đã đem lại lợi ích rất lớn cho người dân, doanh nghiệp và đây được xem là khâu quan trọng, then chốt trong tiến trình cải cách hành chính, xây dựng Chính phủ điện tử. Những nỗ lực trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến của Chính phủ đã được người dân và doanh nghiệp đánh giá cao.
Với việc giám sát thực địa trực tiếp tại 10 địa phương, làm việc với các bộ ngành liên quan về việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng giai đoạn 2018-2022”, Đoàn giám sát chuyên đề của Quốc hội đã ghi nhận những tồn tại, hạn chế, khó khăn của tuyến y tế cơ sở, y tế dự phòng. Các giải pháp trước mắt và lâu dài về thể chế cũng được đề xuất cụ thể.
L’Oréal vừa giới thiệu chương trình “Nâng cao năng lực số cho phụ nữ Việt” với 2 ngành đào tạo miễn phí là kinh doanh online và nhân viên tư vấn trực tuyến ngành làm đẹp. Đây là chương trình giúp nâng cao năng lực phụ nữ trong tự chủ cuộc sống, cải thiện cuộc sống qua việc nâng cao mức thu nhập và phát triển khả năng qua cơ hội việc làm mới trong ngành làm đẹp.
“Vai trò của tổ chức Đoàn trong việc nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong sinh viên hiện nay” là chủ đề của hội thảo vừa được Đại Học Thái Nguyên và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối hợp, tổ chức nhằm đẩy mạnh công tác phát triển Đảng trong sinh viên. Mạnh Phương, phóng viên Đài TNVN phản ánh:
Để đạt mục tiêu đưa 110 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài trong năm nay, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội sẽ tập trung hoàn thiện, thúc đẩy ký kết cũng như sửa đổi, bổ sung các thỏa thuận, bản ghi nhớ về hợp tác lao động với các nước tiếp nhận; tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống và mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia có thu nhập cao. Phóng viên Hà Nam phỏng vấn ông Nguyễn Gia Liêm, phó cục trưởng Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) về nội dung này.
Đang phát
Live