
VOV1 - Ngày 24/7, tại thủ đô Luân-đôn, Anh, Ấn Độ và Anh chính thức ký kế Hiệp định Thương mại Tự do (FTA)song phương.
Sau 10 năm ký kết, Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh kinh tế Á – Âu đã trở thành động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng thương mại – đầu tư giữa hai bên.
VOV1 - Công an Hà Nội vừa triệt xóa đường dây “Tổ chức đánh bạc” và “đánh bạc” với số tiền giao dịch lên tới 800 tỷ đồng.
FTA Index: hỗ trợ doanh nghiệp gia tăng cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do.- Tạo sức bật cho doanh nghiệp chuyển đổi số.- Tăng cường nguồn cung hàng hóa phục vụ người dân dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Nguồn lợi thủy sản đang phải đối mặt với tình trạng suy giảm đáng báo động do khai thác và đánh bắt quá mức, khiến hệ sinh thái biển bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy, trong đó có tình trạng suy giảm sự đa dạng sinh học và nguy cơ biến mất của nhiều loài sinh vật biển. Đặc biệt, hoạt động khai thác bất hợp pháp, không khai báo, và không theo quy định (IUU) đang là thách thức lớn nhất đối với các nỗ lực bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hiệp định về Biện pháp các Quốc gia có Cảng (PSMA) có hiệu lực từ ngày 5/6/2016 với mục tiêu bảo vệ nguồn lợi biển, được xem như công cụ pháp lý ràng buộc đầu tiên ở cấp độ quốc tế nhằm ngăn chặn sản lượng đánh bắt bất hợp pháp tiếp cận thị trường. Hiện nay, Việt Nam cùng với 78 quốc gia đã ký cam kết tham gia Hiệp định này. Các quốc gia thành viên, bao gồm cả Việt Nam, cần phải có trách nhiệm và triển khai các giải pháp cụ thể để bảo vệ nguồn tài nguyên biển. - Khách mời: Ông Nguyễn Phú Quốc- Phó Cục trưởng- Cục Kiểm ngư- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết ngày 21/07/1954 đất nước ta bị chia cắt thành 2 miền với ranh giới tạm thời là dòng sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17. Thực hiện Hiệp định, cùng với việc chuyển quân tập kết ra Bắc, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng Miền Nam, đặc biệt là cho việc xây dựng lại Miền Nam khi nước nhà được hòa bình, Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chủ trương đưa con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra miền Bắc học tập. Trong 21 năm, từ năm 1954-1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam bằng nhiều cách di chuyển khác nhau đã được đưa ra Bắc học tập, đào tạo tại 28 trường ở: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Hà Tây (cũ).....Hành trình của hơn 3 vạn học sinh từ tuyến lửa ra vùng hòa bình đã trở thành một cuộc thiên di chưa từng có trong lịch sử. Hướng tới dịp kỷ niệm Kỷ niệm 70 năm chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954, mục “Chuyện đêm” hôm nay, chúng ta cùng nghe Nhà giáo ưu tú Đàm thị Ngọc Thơ (nguyên Hiệu trưởng Trường Phổ thông Trung học Hồ Thị Kỷ, thị xã Cà Mau) chia sẻ về những ký ức khi là học sinh miền Nam được ra Bắc học tập
Sau khi Hiệp định Geneve được ký kết ngày 21/07/1954 đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành 2 miền với ranh giới tạm thời là dòng sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17. Thực hiện Hiệp định, cùng với việc thực hiện chuyển quân tập kết ra Bắc, để chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, đặc biệt là cho việc xây dựng lại miền Nam khi nước nhà được hòa bình, Bác Hồ, Trung ương Đảng và Chính phủ đã chủ trương đưa con em cán bộ, chiến sĩ, đồng bào miền Nam ra miền Bắc học tập. Trong 21 năm, từ năm 1954-1975, hơn 32.000 học sinh miền Nam bằng nhiều cách di chuyển khác nhau đã được ra Bắc học tập, đào tạo tại 28 trường như: Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc,Hưng Yên, Hà Tây (cũ)..... Hành trình của hơn 3 vạn học sinh từ tuyến lửa ra vùng hòa bình đã trở thành một cuộc thiên di chưa từng có trong lịch sử. Cho đến nay, hành trình ấy vẫn in đậm trong ký ức của những người con miền Nam nặng nghĩa tình “quê chung”. Còn trường học sinh miền Nam trên đất Bắc trở thành mô hình giáo dục đặc biệt trong lịch sử.
Các kết quả kinh tế quan trọng Việt Nam đạt được sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực- Ngành GTVT tăng tốc giải ngân nửa cuối năm 37.000 tỷ đồng.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. EVFTA là hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới, tiêu chuẩn cao và toàn diện nhất mà EU (với 27 nền kinh tế phát triển) đã ký kết với một nước đang phát triển là Việt Nam. Mặc dù chịu tác động không nhỏ bởi đại dịch Covid-19, cuộc xung đột quân sự Nga - Ucraina và những diễn biến phức tạp, khó lường của tình hình thế giới, song các kết quả Việt Nam đạt được (ở cả 3 chiều cạnh lớn, là: cải cách thể chế, thương mại xuất nhập khẩu và đầu tư) sau 4 năm thực thi EVFTA là rất đáng ghi nhận. Là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực ước tính khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 12-15% và là nước xuất siêu vào EU. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường “làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống”, trong đó có thương mại và đầu tư, việc thu hút nguồn vốn FDI chất lượng cao từ EU để kết nối, tạo chuỗi cung ứng hàng hoá bền vững hơn là vấn đề đặt ra. PV Nguyên Long PV ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương) về nội dung này.
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU (EVFTA) đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01/08/2020. Là đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu sau 4 năm Hiệp định EVFTA có hiệu lực ước tính khoảng 200 tỷ USD, tăng trưởng xuất khẩu đạt từ 12-15% và là nước xuất siêu vào EU. Trong bối cảnh Việt Nam đang tăng cường làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, trong đó có thương mại và đầu tư, việc thu hút nguồn vốn đầu tư chất lượng cao từ EU để kết nối, tạo chuỗi cung ứng hàng hoá bền vững hơn là vấn đề đặt ra. Phóng viên Nguyên Long phỏng vấn ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương về nội dung này:
Đang phát
Live