
- Doanh nghiệp thủy sản sau 4 năm cam kết chống khai thác IUU - Thực hiện Hiệp định PSMA góp phần chống khai thác IUU - Cuộc sống đổi thay trên đảo Thổ Chu
Tối qua theo giờ Mỹ, tức sáng sớm nay (19/11), theo giờ Việt Nam, Hội nghị thượng đỉnh Bắc Mỹ gồm ba nước Mỹ-Canada - Mehico vừa diễn ra ở thủ đô Washington, Mỹ. Đây là Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên của các nhà lãnh đạo Bắc Mỹ kể từ năm 2016, sau khi gián đoạn dưới thời tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại hội nghị, lãnh đạo 3 nước đã xem xét việc thực hiện đầy đủ Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) phiên bản mới và những vấn đề liên quan đến chủ nghĩa bảo hộ.
Sau 4 năm kể từ khi Ủy ban châu Âu cảnh báo "thẻ vàng" đối với nghề cá Việt Nam vào tháng 10/2017, Việt Nam đã công khai minh bạch kết quả kiểm tra chấn chỉnh, kiểm soát hàng thủy sản xuất sang EU và đã xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý là căn cứ để triển khai các nhiệm vụ chống khai thác bất hợp pháp. Thêm vào đó, Việt Nam đã gia nhập và thực hiện Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng nhằm ngăn chặn, chống lại khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định của FAO. Điều này thể hiện những nỗ lực của Việt Nam trong chống khai thác bất hợp pháp. Thực hiện có hiệu quả Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng là một trong những giải pháp giúp khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy sản khai thác của Việt Nam. Đến nay, Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng đã được triển khai như thế nào? Cần có giải pháp gì để thực hiện có hiệu quả Hiệp định góp phần sớm tháo gỡ thẻ vàng của EC? Đây là nội dung được bàn luận trong chương trình diễn đàn chủ nhật với chủ đề “Thực hiện Hiệp định về Biện pháp các quốc gia có cảng: Giải pháp góp phần chống khai thác bất hợp pháp IUU”. 2 vị khách mời tham gia bàn luận trong chương trình: -Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Ông Nguyễn Song Hà, Chuyên viên Tổ chức Lương nông Liên Hợp quốc (FAO) tại Việt Nam, Chuyên gia nghiên cứu về Luật quốc tế.
Việc Mỹ, Anh và Australia mới đây ký kết Hiệp định Đối tác an ninh 3 bên – còn gọi là Liên minh Aukus cho thấy Mỹ sẽ tiếp tục củng cố chính sách xoay trục sang Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của chính quyền tiền nhiệm, đồng thời khẳng định trí trung tâm của khu vực trong cục diện kinh tế, chính trị, an ninh toàn cầu. Dù tới thời điểm này, có rất ít thông tin về việc Aukus sẽ hoạt động ra sao và nhưng giới phân tích đều dự đoán liên minh an ninh – quân sự này sẽ gồm những thiết chế đi kèm như thế nào, nhưng giới phân tích cho rằng Aukus sẽ tạo ra những tác động mạnh mẽ trong khu vực, từ quan hệ cạnh tranh nước lớn cho tới hoạt động của các cơ chế an ninh hiện có, ví dụ như Bộ tứ Kim Cương. Cuộc trao đổi với Đại sứ Hoàng Anh Tuấn, nguyên Phó tổng Thư ký ASEAN sẽ phân tích cụ thể hơn vấn đề này.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các nước EU phê chuẩn Hiệp định EVIPA trong thời gian sớm nhất; tiếp tục hỗ trợ vắc-xin và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị cho Việt Nam.- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cùng đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội nước ta thăm chính thức Phần Lan.- Lãnh đạo Nhóm các nền kinh tế mới nổi thông qua Tuyên bố New Delhi, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết hợp tác để nghiên cứu về nguồn gốc của virus SARS-CoV-2.- Tổng thống Mỹ Joe Biden công bố sáng kiến 6 điểm nhằm ứng phó với dịch Covid-19.
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đến năm 2025. Kế hoạch thực hiện Hiệp định là cơ sở pháp lý để tổ chức, thực hiện kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của các tàu đánh bắt thủy sản, tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc khai thác từ nước ngoài cập cảng Việt Nam để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh thủy sản qua lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định. Vậy Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng đang được thực hiện như thế nào để phù hợp với các quy định của quốc tế và khu vực, góp phần đảm bảo an ninh lương thực trên toàn cầu cũng như quản lý khai thác, bảo vệ, phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản và các hệ sinh thái biển; khắc phục cảnh báo “thẻ vàng” theo khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu (EC) đối với sản phẩm thủy sản khai thác. Đây cũng là chủ đề của chương trình Diễn đàn chủ nhật với sự tham gia của -Ông Vũ Duyên Hải, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác, Tổng cục Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và PTNT. - Ông Nguyễn Văn Long, Phó Cục trưởng Cục Thú y, Bộ NN&PTNT
Hiệp định TM tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EU) - gọi tắt là Hiệp định EVFTA - chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 08 năm 2020. Trong số các FTA đã ký kết, EVFTA là Hiệp định TM tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên Liên minh Châu Âu (với 27 quốc gia thành viên) ký kết với một nước đang phát triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, với mức cam kết cao nhất, mà một đối tác phát triển dành cho Việt Nam. “Nhìn lại một năm thực thi Hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU) - EVFTA trong bối cảnh đại dịch covid-19” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật ngày đầu tháng 8, sau đúng tròn 1 năm Hiệp định có hiệu lực, với sự tham gia của 2 vị khách mời, là ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ Thương mại đa biên, Bộ Công Thương và bà Nguyễn Thị Thu Trang - Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Sau hơn bảy năm và 35 vòng đàm phán, Liên minh châu Âu cuối cùng đã đạt được thỏa thuận với Trung Quốc về Hiệp định Toàn diện về Đầu tư (CAI) vào tháng 12 năm ngoái. Tuy nhiên, hiệp định này vẫn chưa được 27 quốc gia thành viên EU cũng như Nghị viện châu Âu phê chuẩn và số phận của hiệp định này ngày càng trở nên khó khăn trong bối cảnh mối quan hệ chính trị giữa EU và Trung Quốc tiếp tục căng thẳng. Mặc dù cố gắng cân bằng ngoại giao và kinh tế song những tuyên bố của giới chức châu Âu trong tuần này cho thấy một loạt biện pháp trừng phạt “ăn miếng trả miếng” giữa Trung Quốc và EU trong thời gian qua là trở ngại chính để Hiệp định đầu tư song phương được phê chuẩn.
* Doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do.* "Cần kiểm soát chặt chẽ phân lô, bán nền, mua bán, chuyển nhượng đất đai để “hạ nhiệt” thị trường bất động sản" - Đây là nội dung trả lời phỏng vấn Đài Tiếng nói Việt Nam của ông Đào Trung Chính, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường.* Chuyện thị trường: Coi trọng xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu để tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP.
Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hầu hết các nước đối tác quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho tăng cường và thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư song phương cũng như tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực và trên toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích do các Hiệp định thương mại tự do FTA mang lại, các doanh nghiệp Việt cũng đứng trước nhiều thách thức, thị trường trong nước không còn là khái niệm “sân nhà”. Mời quí vị và các bạn nghe Chuyên đề "Nâng cao sức cạnh tranh của hàng Việt trước thời cơ, thách thức từ các Hiệp định thương mại thế hệ mới ":
Đang phát
Live