
Ngày này cách đây 50 năm trước, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris được ký kết, buộc Mỹ phải rút khỏi Việt Nam và Đông Dương, chấm dứt dính líu quân sự ở miền Nam Việt Nam. Với Hiệp định này, nhân dân Việt Nam đã thực hiện được mục tiêu đánh cho Mỹ cút, mở ra thuận lợi mới cho mục tiêu đánh cho Ngụy nhào, tạo tiền đề giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước với đại thắng mùa xuân năm 1975. Tuy nhiên, để buộc Mỹ ký vào bản Hiệp định Paris năm 1973 là một chặng đường đầy chông gai kéo dài hơn 4 năm 8 tháng. Đây cũng là một trong những cuộc đấu tranh dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế kỷ 20. Để đạt được thắng lợi cuối cùng trên bàn đàm phán Paris năm ấy, chúng ta đã mất hơn 10 năm chuẩn bị với những nỗ lực phi thường trên mặt trận quân sự và ngoại giao. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là GS- NGND Vũ Dương Ninh, nguyên Chủ nghiệm khoa quốc tế học, Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội, nhà nghiên cứu lịch sử quốc tế và PGS,TS Nguyễn Mạnh Hà, nguyên Viện trưởng viện lịch sử Đảng, Học viện hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, chuyên gia nghiên cứu về lịch sử quân sự Việt Nam trong phần đầu của Câu chuyện Thời sự và Đại sứ Ngô Quang Xuân, nguyên Trưởng phái đoàn đại diện Việt Nam tại LHQ trong Phần 2.
50 năm Hiệp định Paris, đỉnh cao thắng lợi của ngoại giao Việt Nam và những bài học đặt ra trong bối cảnh mới- Điều hành chính sách tiền tệ 2023: Chủ động, linh hoạt, đồng bộ
Cách đây 50 năm, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết, kết thúc thắng lợi cuộc đấu tranh ngoại giao dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao nước ta ở thế kỷ XX. Mùa xuân đầu tiên Qúy Sửu- 1973, người dân Quảng Trị được đón Tết trong tiếng pháo giao thừa, không còn tiếng đạn bom. Nửa thế kỷ đi qua, trong ký ức của nhiều người luôn nhớ mãi thời khắc mùa xuân đầu tiên năm ấy.
Tối ngày 18/1, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris mở đường chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2023). Nhân dịp này, một cuộc toạ đàm về Hiệp định Paris trên khía cạnh ngoại giao và quân sự cũng đã được tổ chức với sự tham gia của nhiều học giả nổi tiếng người Pháp.
“Hội nghị Paris đã đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của ngoại giao cách mạng Việt Nam, đã tôi luyện nên những nhà ngoại giao xuất sắc trong thời đại Hồ Chí Minh; để lại những bài học lớn cho ngành ngoại giao trong bối cảnh mới”. Đó là khẳng định của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris diễn ra sáng nay tại Hà Nội. Cùng dự lễ kỷ niệm có các Ủy viên Bộ Chính trị: Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước và ngành Ngoại giao, trong đó có bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, nguyên Trưởng Phái đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris năm 1973 và nhiều nhân chứng lịch sử khác.
Tại TPHCM, sáng nay, diễn ra Hội nghị quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 31của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.- Sáng nay, diễn ra Hội thảo khoa học "50 năm Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam - Ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm".- Từ hôm nay, Cục Đăng kiểm Việt Nam sẽ khôi phục hoạt động 3 trung tâm đăng kiểm và 1 chi nhánh đăng kiểm tại TP Hồ Chí Minh.- Hôm nay, tại Đa Vốt – Thụy Sĩ khai mạc Hội nghị Diễn đàn Kinh tế thế giới với chủ đề: "Hợp tác trong một thế giới phân mảnh".- Chủ tịch Ủy ban Thương mại Hạ viện Mỹ đề nghị: Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ phải điều tra tác dụng phụ của vaccine COVID-19 liên quan tới đột quỵ.
Nhân kỷ niệm 50 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973-27/1/2023), hôm nay (13/1), tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam tổ chức “Gặp gỡ hữu nghị Hiệp định Paris 1973 - Ôn lại quá khứ, hướng tới tương lai”. Tham dự sự kiện có gần 30 người bạn quốc tế đến từ các tổ chức hữu nghị, hòa bình tại 15 quốc gia trên thế giới. Đây là những người đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia ủng hộ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có thời kỳ Hội nghị Paris, cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày 14/01/2019. Sau 4 năm thực thi, hoạt động xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam vào thị trường CPTPP tăng trưởng mạnh mẽ, góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu và xuất siêu. Qua đó, đóng góp vào tăng trưởng chung của nền kinh tế, nhất là trong bối cảnh chịu ảnh hưởng không nhỏ từ đại dịch covid- 19 cũng như các tác động khác của kinh tế thế giới. Tuy nhiên sau 4 năm thực thi Hiệp định CPTPP, cũng đã bộc lộ nhiều thách thức. Đồng thời, với các diễn biến mới từ thị trường CPTPP, doanh nghiệp cần nắm vững hơn các cam kết từ Hiệp định này, để tận dụng tốt hơn những lợi thế từ hiệp định. Ông Lương Hoàng Thái - Vụ trưởng Vụ chính sách Thương mại đa biên, Bộ Công Thương cùng bàn luận về câu chuyện này.
Đại hội lần thứ 11 của Hội Nhà báo Việt Nam nhiệm kỳ 2020-2025 xây dựng báo chí cách mạng giàu tính chiến đấu nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại.- Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu lô hàng hơn 4000 tấn gạo sang Châu Âu.- Loạt bài về Hiệp định RCEP có hiệu lực từ đầu năm tới, bài 2 có nội dung: Những thách thức phải vượt qua.- Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Nga Putin điện đàm nhằm hạ nhiệt căng thẳng ở châu Âu, và bàn về các cam kết ngoại giao sắp tới.- Tổ chức Y tế thế giới cảnh báo nguy cơ về thảm họa kép "sóng thần" Omicron kết hợp với Delta.
Nhìn lại kinh tế 2021- Triển vọng nào cho phục hồi năm 2022- Tạm giữ 11.500 hộp thực phẩm chức năng không có hóa đơn chứng từ tại Phú Yên- Quyết định chiến lược “đi xa hơn” của Australia tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương- Báo chí đóng góp cho mục tiêu kép- Từ 01/01/2022 Hiệp định RCEP có hiệu lực: Cơ hội thúc đẩy thương mại và đầu tư
Đang phát
Live