
Trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan đến phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc bất ngờ công bố Đường cơ sở trên Vịnh Bắc Bộ mới đây, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng hôm nay cho biết:
Cần chính sách hỗ trợ để phát huy tinh thần tự lực tự cường của kinh tế tập thể.- Doanh nghiệp Việt Nam tăng cường hợp tác, tận dụng hiệu quả cơ hội của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA).- Thị trường hàng hóa ngày Giáp Tết: Sức mua tăng - hàng hóa dồi dào.
Chủ tịch nước phê chuẩn Hiệp định Tương trợ tư pháp về hình sự giữa Việt Nam và Italia.- Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang yêu cầu các bộ ngành và địa phương ven biển tổng lực xử lý nghiêm các vụ vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) để làm việc với đoàn thanh tra của Ủy ban Châu Âu lần thứ 5 - dự kiến vào tháng 4 năm nay.- Học sinh Việt Nam lần đầu tiên giành Huy chương Vàng Kỳ thi Olympic Dự án Hóa học 2024 được tổ chức tại Nga.- Chính phủ Kazakhstan từ chức.- Singapore chính thức thông qua luật giam giữ “những kẻ phạm tội nguy hiểm” vô thời hạn, ngay cả sau khi họ mãn hạn tù.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến với 9 địa phương để thúc đẩy tiến độ các dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Bình đến Hưng Yên.- Bộ Giao thông vận tải ban hành chương trình hành động thực hiện nghị quyết 01 của Chính phủ, trong đó phấn đấu hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng ít nhất 130km đường bộ cao tốc trong năm nay.- Nhiều tín hiệu tích cực khi tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài trong 3 tuần qua... đạt hơn 2,36 tỷ đô la Mỹ.- Thái Lan và Trung Quốc ký Hiệp định miễn thị thực chung nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc đi lại và du lịch giữa hai nước.
- Đón nhà đầu tư lớn-Các địa phương đã sẵn sàng? - Tiềm năng xuất nhập khẩu từ thị trường CPTPP ngày càng lớn - Bình Định tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm dịp Tết Giáp Thìn 2024.
Ngày 14/01/2019, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) chính thức có hiệu lực với Việt Nam. CPTPP - là hiệp định thương mại thế hệ mới, tiêu chuẩn cao đầu tiên được Việt Nam ký kết và đi vào thực thi. Cùng với hiệp định tiêu chuẩn cao thứ 2 là EVFTA (Hiệp định thương mại từ do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu - EU có hiệu lực vào tháng 8/2020), CPTPP hứa hẹn đem lại rất nhiều cơ hội cho Việt Nam ngay khi hiệp định này có hiệu lực. Đồng thời với những cam kết sâu rộng từ CPTPP, rất nhiều ngành nghề, lĩnh vực của Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Nhìn lại 5 năm Hiệp định CPTPP có hiệu lực với Việt Nam là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật (14/01), với sự tham gia của ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ chính sách thương mại đa biên, Bộ Công Thương và bà Lê Hằng - Giám đốc Truyền thông, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP).
Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Kế hoạch thực hiện Hiệp định về biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) nhằm phòng ngừa, ngăn chặn và xóa bỏ khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc đến năm 2025. Kế hoạch thực hiện Hiệp định là cơ sở pháp lý để tổ chức, thực hiện kiểm soát, ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) của các tàu đánh bắt thủy sản, tàu vận chuyển, chuyển tải thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc khai thác từ nước ngoài cập cảng Việt Nam để nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu, quá cảnh thủy sản qua lãnh thổ Việt Nam. Đồng thời, thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của quốc gia thành viên theo quy định của Hiệp định. - Vậy khi tham gia Hiệp định PSMA, Việt Nam có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào? - Khách mời: Bà Nguyễn Thị Trang Nhung - Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác Quốc tế - Cục Kiểm ngư - Bộ Nông nghiệp và triển nông thôn.
Sau hơn 2 năm thực thi, những kết quả tích cực mà Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Vương quốc Anh và Bắc Ailen (UKVFTA) mang lại đối với hoạt động thương mại, đầu tư giữa cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và EU đã được khẳng định. Tuy nhiên, đầu tư của các doanh nghiệp Anh vào Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn trong tổng vốn đầu tư FDI của một trong 10 quốc gia đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất thế giới. Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam chưa thực sự tận dụng tốt ưu đãi từ Hiệp định UKVFTA để thu hút nguồn lực, chuyển giao công nghệ sản xuất hiện đại và tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp Anh.
Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) yêu cầu các bên tham gia tăng cường kiểm soát cảng để ngăn chặn hải sản đánh bắt IUU tiếp cận thị trường và có những tác động sâu rộng đối với sức khoẻ nghề cá. Hiện tại, nhiều quốc gia tham gia chung vào một hiệp định ngăn chặn IUU sẽ là hành động phối hợp hiệu quả xuyên khu vực, xuyên quốc gia và xuyên biên giới trên toàn cầu. Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) yêu cầu các bên tham gia tăng cường kiểm soát cảng để ngăn chặn hải sản đánh bắt IUU tiếp cận thị trường và có những tác động sâu rộng đối với sức khoẻ nghề cá. "Hiệp định về Biện pháp quốc gia có cảng (PSMA) đánh dấu bước ngoặt hợp tác quốc tế chống khai thác IUU của ngành thủy sản” như thế nào? - Khách mời: Bà Nguyễn Thị Trang Nhung - Trưởng phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác Quốc tế - Cục Kiểm ngư - Bộ Nông nghiệp và triển nông thôn.
Tại cuộc gặp hôm qua (4/12) giữa Thủ tướng Đức Olaf Scholz và Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva, hai bên bày tỏ hy vọng một thỏa thuận thương mại tự do (FTA) giữa Liên minh châu Âu (EU) và Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) sẽ sớm được ký kết sau nhiều thập kỷ đàm phán khó khăn. Tuy nhiên, trên thực tế FTA giữa hai bên còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn từ nội dung cho đến vấn đề kỹ thuật.
Đang phát
Live