Từ số liệu kinh tế quý 3 - Nhận diện động lực và thách thức tăng trưởng giai đoạn tới.- Việt Nam sẽ ảnh hưởng thế nào khi EU áp dụng Cơ chế điều chỉnh biên giới các-bon ?.-Tiêu điểm kinh tế địa phương là nội dung “Kon Tum: Đồng hành gỡ khó hỗ trợ doanh nghiệp phát triển”
Nền kinh tế sắp bước vào quý cuối năm với nhiều khó khăn và thách thức đặt ra. Dù tăng trưởng kinh tế GDP vẫn khả quan so với nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng khó khăn của cả thị trường thế giới và trong nước đang thử thách doanh nghiệp và nền kinh tế, đòi hỏi có những chính sách hỗ trợ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn. Giải pháp nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong những tháng cuối năm, đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật hôm nay, với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Phạm Ngọc Thạch, Phó Trưởng Ban, Ban Pháp chế Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – VCCI, cơ quan đại diện cộng đồng doanh nghiệp.- Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công tư nghiên cứu và tư vấn kinh tế Economica Việt Nam.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đề ra những mục tiêu rất cụ thể cho tiến trình phát triển kinh tế giai đoạn 2021 – 2025 như: tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt khoảng 6,5% - 7%/năm; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tăng trưởng đạt khoảng 45%; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt hơn 25% và kinh tế số đạt khoảng 20%…Trong số những mục tiêu vừa nêu, kinh tế số là chỉ tiêu mới – vừa hiện hữu nhiều cơ hội, thuận lợi, vừa cho thấy những bất cập-thách thức. Đã qua nửa chặng đường triển khai Nghị quyết Đại hội, chúng ta đã góp sức thực hiện mục tiêu kinh tế số tới đâu? Những điều kiện thuận lợi nào cần nhận diện-phát huy, giải pháp nào là căn cơ để kinh tế số không chỉ cán mốc 20% GDP vào năm 2025 như kỳ vọng mà còn thực sự là động lực quan trọng thúc đẩy hoàn thành nhiều mục tiêu tăng trưởng khác? Khách mời: ông Trần Minh Tuấn – Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông; ông Nguyễn Kim Hùng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (VINASME), kết nối Tiến sĩ Trần Quý – Viện trưởng Viện Phát triển Kinh tế số Việt Nam, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Gỡ khó cơ chế - hỗ trợ doanh nghiệp vượt khó.- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam nỗ lực duy trì nhịp độ cao trong sản xuất, kinh doanh, kiên định với mục tiêu tăng trưởng.
Nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, cũng là giai đoạn nền kinh tế đối mặt với khó khăn, thử thách chưa từng có. Đại dịch Covid 19, tiếp đến là những bất ổn địa chính trị, cùng bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu đã diễn biến từ năm 2022 đến nay. Nhưng với sự nỗ lực của toàn xã hội, từ chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, điều hành của Chính phủ, đến từng doanh nghiệp, người dân, kinh tế Việt Nam đã và đang vượt những “cơn gió ngược”, tiếp tục tiến tới mục tiêu đã đặt ra cho giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn 2030- 2045. Tuy nhiên, dự báo “cơn gió ngược” của kinh tế chính trị thế giới vẫn còn tiếp diễn và đặt kinh tế Việt Nam trước những thử thách cam go. Nhìn lại nửa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng trong lĩnh vực kinh tế và Giải pháp hiện thực hóa các mục tiêu phát triển, đây là chủ đề được bàn luận trong Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của các vị khách mời:- Ông Vũ Tiến Lộc, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.- Ông Lê Duy Bình, Giám đốc Công tư nghiên cứu và tư vấn kinh tế Economica Việt Nam.
Kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2023 cập nhật và yêu cầu đặt ra để đạt kết quả cao nhất.- Quyết liệt, hiệu quả trong quản trị, điều hành, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam hoàn thành vượt mức kế hoạch 6 tháng đầu năm.
Thưa quý vị và các bạn! 6 tháng năm 2023 đã đi qua - một chặng đường mà đất nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức bởi diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường của tình hình thế giới với nhiều yếu tố bất lợi. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm của nước ta tăng 3,72%. Tuy còn thấp nhưng đã cho thấy xu hướng tháng sau cao hơn tháng trước, quý II cao hơn quý I, tạo đà cho các tháng tiếp theo. Để đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm và cả năm nay, đòi hỏi cả cơ quan quản lý, cộng đồng doanh nghiệp và người dân cần thực hiện nhiều giải pháp linh hoạt và hiệu quả. Trong đó, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là yêu cầu cấp bách. Dòng chảy kinh tế hôm nay, chúng tôi dành toàn bộ thời lượng để phản ánh thực tế khó khăn, vướng mắc chủ yếu mà doanh nghiệp đang gặp phải và những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, để doanh nghiệp vượt qua khó khăn, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trong cả năm 2023.
Trong 3 kịch bản cập nhập dự báo tăng trưởng GDP năm 2023 thì kịch bản lạc quan nhất cũng mới chỉ gần sát mục tiêu kế hoạch tăng GDP của năm nay. Do đó, nhìn nhận rõ thách thức để nỗ lực vượt bậc, giữ vững mục tiêu tăng trưởng GDP năm nay, đây là thông điệp được đưa ra tại Hội thảo công bố Báo cáo “Kinh tế Việt Nam 6 tháng đầu năm và triển vọng cuối năm 2023”, do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương và Tổ chức Hợp tác phát triển Đức GIZ phối hợp tổ chức sáng nay tại Hà Nội.
Góc nhìn chuyên gia qua con số tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm.- Những giải pháp của chính sách tài khóa thực hiện các mục tiêu điều hành vĩ mô, hỗ trợ phục hồi kinh tế.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm của nước ta tăng 3,72%, thấp nhất so với cùng kỳ 12 năm trở lại đây và chỉ chỉ cao hơn tốc độ tăng 1,74% của 6 tháng đầu năm 2020, thời kỳ cao điểm của dịch Covid-19. Theo thông tin Tổng cục Thống kê công bố ngày hôm qua, 6 tháng đầu năm, cả nước có 75,9 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, giảm 0,5% so với cùng kỳ năm ngoái. Gần 37,7 nghìn doanh nghiệp quay trở lại hoạt động. Trong khi đó, Bình quân mỗi tháng có 16,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Sáu tháng qua, khó khăn tiếp tục bủa vây doanh nghiệp do những tác động nhiều chiều, từ rủi ro thị trường, tới rủi ro chính sách. Cùng bàn luận nội dung này với khách mời là ông Nguyễn Văn Thân, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Đại biểu quốc hội khóa XV.
Đang phát
Live