Đại hội lần thứ 13 của Đảng đã thông qua Báo cáo chính trị về phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ Đại hội XIII và những năm tiếp theo, với những dấu mốc phát triển quan trọng của đất nước ta: Đến năm 2025 - là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại, vượt qua mức thu nhập trung bình thấp; Đến năm 2030 - là nước đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; Đến năm 2045 - trở thành nước phát triển, thu nhập cao. Để thực hiện các mục tiêu đã nêu, trên cơ sở bám sát thực tiễn, xu hướng phát triển của đất nước và thế giới, Báo cáo chính trị đã cụ thể hóa 12 định hướng chiến lược phát triển đất nước trong thời kỳ 2021 - 2030. Các định hướng lớn bao quát những vấn đề phát triển quan trọng của đất nước trong giai đoạn 10 năm tới, trong đó, vẫn tập trung vào 3 đột phá chiến lược nhưng ở yêu cầu mới, với sự thay đổi về chất… Câu chuyện thời sự: “Đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh mới” - với sự tham gia của vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
Nội dung chính:* Dấu ấn kinh tế giai đoạn 2016-2021 - Nền tảng tạo sức bật cho kinh tế Việt Nam giai đoạn mới.* Tinh thần khởi nghiệp của doanh nhân biến khát vọng thành hiện thực.
Nội dung chính:* Đổi mới mô hình tăng trưởng - Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Việt Nam.* Kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 và định hướng chính sách.
Trong bối cảnh đại dịch covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới - trong đó có những đối tác thương mại lớn của Việt Nam và nguy cơ dịch bệnh quay trở lại nếu không được kiểm soát chặt chẽ; Cùng với đó là những tác động từ bên ngoài, ngay trong ngày đầu tiên của năm mới 2021, Chính phủ đã ban hành 2 Nghị quyết (01 và 02) đề ra các nhiệm vụ, giải pháp nhằm đạt được mục tiêu này. Nhiều ý kiến cho rằng, mặc dù năm 2020 Chính phủ đã có “gói hỗ trợ” doanh nghiệp và người dân bị tác động bởi dịch covid-19, nhưng hiện tại cộng đồng doanh nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, sức mua chưa được cải thiện… vì vậy, Chính phủ nên tiếp tục có thêm “gói hỗ trợ thứ 2”, nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp và thị trường có thêm nguồn lực để phát triển. Cần nhìn nhận các gói hỗ trợ của Chính phủ như thế nào? Câu chuyện thời sự đầu tuần mới này có chủ đề “Bàn giải pháp tăng trưởng kinh tế nhìn từ các “gói hỗ trợ” với sự tham gia bàn luận của chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ.
Quốc hội đã biểu quyết thông qua chỉ tiêu tăng trưởng GDP năm 2021 là 6% gắn với ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát - với chỉ số giá tiêu dùng bình quân đạt 4%. Tại phiên họp Chính phủ với các bộ, ngành địa phương vào cuối năm 2020, Chính phủ đã đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2021 là 6,5%. Nhiều tổ chức và chuyên gia nhận định: GDP năm 2021 có khả năng đạt trên 7% nếu có được các giải pháp đột phá gắn với cải cách mạnh mẽ hơn… Bàn giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế năm 2021 là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật đầu tiên của năm mới 2021 - với sự tham gia của hai vị khách mời là Chuyên gia kinh tế, TS Nguyễn Đình Cung - Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Chính phủ và ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng ban pháp chế, Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI).
Đóng góp 53% vào GDP - công nghiệp chế biến, chế tạo giữ vai trò chủ chốt dẫn dắt nền kinh tế; Thị trường chứng khoán huy động được thêm 20% nguồn vốn; xuất siêu kỷ lục với 19,1 tỷ USD; Chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,23%... Những kết quả tích cực này tạo nên mức tăng trưởng 2,91% - đưa Việt Nam vào Top tăng trưởng kinh tế cao nhất toàn cầu. “Không phải là những chỉ số được tô hồng-vẽ phấn”, các chuyên gia, doanh nhân sẽ cùng chúng ta nhìn nhận rõ hơn vị trí Top đầu này.
75 năm xây dựng và phát triển đất nước, trong bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào, ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn luôn dành thành tựu to lớn, đảm bảo an ninh lương thực cho đất nước, là nền tảng, trụ đỡ cho nền kinh tế. Khó khăn do đại dịch Covid-19 hiện nay một lần nữa chứng minh vai trò then chốt của ngành nông nghiệp, khi không chỉ đảm bảo an ninh lương thực, mà kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt tới 41 tỷ đô la trong năm nay, giúp Việt Nam trở thành trong những nước xuất khẩu nông sản dẫn đầu châu Á. Ngành nông nghiệp góp phần quan trọng giúp tốc độ tăng trưởng GDP cả năm khoảng 2,5%, phấn đấu đạt 3%. Bài viết của phóng viên Phương Chi nhan đề "Nông nghiệp là then chốt" đề cập điều này.
Theo kế hoạch, trong 2 ngày 03+04/11, Quốc hội sẽ Thảo luận ở hội trường về: Kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2020; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2021; Kết quả thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020: phát triển kinh tế - xã hội, cơ cấu lại nền kinh tế, tài chính quốc gia, đầu tư công trung hạn; Dự kiến mục tiêu chủ yếu và một số nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025; chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các kế hoạch: đầu tư công trung hạn, tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2021-2025… Nhìn lại những điểm nhấn quan trọng trong công tác điều hành của Chính phủ - để có thể đạt được các kết quả tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định vĩ mô, an sinh xã hội thời gian qua - trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới tăng trưởng âm bởi các tác động tiêu cực từ thiên tai, dịch bệnh, phóng viên Nguyên Long - theo dõi lĩnh vực kinh tế sẽ có những trao đổi cụ thể để làm rõ nội dung này.
- Báo cáo cập nhật về Triển vọng phát triển châu Á 2020 được công bố mới đây đã đưa ra dự đoán GDP và đánh giá cao hồi phục kinh tế ở Việt Nam.- Đánh giá về thị trường hàng hóa thế giới sau thông tin từ cuộc họp quan trọng của nhóm Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và đồng minh, tức là nhóm OPEC+, được tổ chức vào tối 18/9, theo giờ Việt Nam.
- Hệ thống ngân hàng tính sớm gói ưu đãi và nỗi lo nợ xấu.- GDP vẫn có thể tăng 1,5 - 2% dù diễn biến dịch bệnh phức tạp.-Đấu giá lô 46 triệu cổ phiếu FPT của Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) bị “ế”.
Đang phát
Live