Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trên diện rộng với 56/63 địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng so với cùng kỳ năm trước, góp phần đưa chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp 6 tháng đầu năm tăng 7,7% so với cùng kỳ năm trước. Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 8,67%. Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực tăng khá, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2024 đạt 6,42%. PV Nguyên Long phỏng vấn ông Phạm Tuấn Anh - Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương về nội dung này:
Tăng trưởng GDP 6,42% trong 6 tháng đầu năm, với nhiều khởi sắc của các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, nhiều chuyên gia bày tỏ lạc quan về mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5% mà Quốc hội đề ra là có thể đạt được trong cả năm 2024.
Sáng nay (29/6), Tổng cục thống kê công bố báo cáo tình hình kinh tế-xã hội của nước ta trong Quý 2 và 6 tháng qua. Với mức tăng trưởng GDP 6,42% trong 6 tháng đầu năm và những khởi sắc của các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, nhiều chuyên gia bày tỏ lạc quan về mục tiêu tăng trưởng GDP khoảng 6,5% mà Quốc hội đề ra là có thể đạt được trong năm 2024.
Chính phủ phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa quy định, thủ tục hành chính liên quan đến phiếu lý lịch tư pháp.- Việt Nam nằm trong nhóm 6 nước ASEAN có GDP tăng trưởng tốt nhất.- Cần sớm tháo gỡ khó khăn trong khai thác cát biển phục vụ xây dựng tuyến cao tốc Bắc – Nam.- Tòa án liên bang Delaware (Mỹ) kết tội ông Hunter Biden, khiến ông trở thành con của một Tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên bị kết tội.- Indonexia phân bổ lại ngân sách, dành thêm hàng trăm triệu đô la Mỹ hỗ trợ nông dân đối phó với hạn hán.
Báo cáo thẩm tra về tình hình triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Ngân sách nhà nước năm 2024 do Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của quốc hội trình bày tại ngày họp đầu tiên của kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 15 có đánh giá, bên cạnh những kết quả đạt được, diễn biến tình hình kinh tế xã hội những tháng đầu năm 2024 bộc lộ những khó khăn, thách thức. Nhìn vào Quý I, tăng trưởng GDP có cải thiện nhưng “chưa quay lại quỹ đạo cần thiết”. Để thực hiện được mục tiêu tăng trưởng cả năm như Nghị quyết của Quốc hội đề ra, cần nhiều việc phải làm.
Báo cáo triển vọng kinh tế Việt Nam 2024 của Viện nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đưa ra tại toạ đàm “Đối thoại chính sách: Ổn định thị trường Vàng; Giữ vững vĩ mô; Tạo đà phục hồi trong bối cảnh thế giới bất định” tổ chức sáng nay (17/5) có tới 10 điểm nổi bật của kinh tế Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024 với cả những điểm sáng, và cả những áp lực tới ổn định vĩ mô, những yếu tố khiến sự phục hồi kinh tế năm 2024 của Việt Nam chưa thực sự bền vững, đòi hỏi phải có giải pháp điều hành mạnh mẽ, nhưng cần phù hợp và linh hoạt. CTV Minh trang và Thuỳ Dung thông tin:
Theo số liệu công bố ngày 30/4 của cơ quan thống kê Eurostat, tăng trưởng kinh tế tại Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) hồi phục nhanh hơn dự kiến với tổng sản phẩm nội địa (GDP) tăng 0,3% trong quý 1/2024.
Năm nay mức tăng trưởng GDP của nước ta trên 6% là hoàn toàn khả thi. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2023 được tổ chức hôm nay (02/04), tại Hà Nội. Tin của PV Nguyễn Hằng.
Năm nay mức tăng trưởng GDP của nước ta trên 6% là hoàn toàn khả thi. Đây là thông tin được đưa ra tại lễ công bố Báo cáo thường niên kinh tế và thương mại Việt Nam 2023 được tổ chức hôm nay (02/04) tại Hà Nội. Tin của PV Nguyễn Hằng.
Tăng trưởng GDP quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm 2023, cao hơn tốc độ tăng của quý I các năm 2020-2023. Với sự khởi đầu tốt của nền kinh tế khi cả ba chân kiềng tăng trưởng quan trọng (đầu tư, xuất khẩu và tiêu dùng) đều đang bật tăng mạnh mẽ, cho thấy những tín hiệu tích cực, triển vọng tươi sáng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tăng trưởng gắn với ổn định vĩ mô và đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế vẫn còn rất nhiều việc phải làm. “Nhìn lại tăng trưởng kinh tế quý đầu năm, bàn giải pháp tăng tốc các quý tiếp theo nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2024 đạt 6-6,5%” là chủ đề của Diễn đàn chủ nhật, với sự tham gia của 2 vị khách mời: TS Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội) và ông Nguyễn Anh Dương - Trưởng ban, Ban nghiên cứu Tổng hợp, Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM):
Đang phát
Live